Các tỉ phú Âu Mỹ đang tranh nhau làm “địa chủ”

STNN – Tạp chí “Nông nghiệp ngày nay” của Đức viết, không những giá đất nông nghiệp tại Đức tăng cao, việc mua bán đất ruộng tại các nước trong EU cũng rất sôi động, các tỉ phú Âu Mỹ đang ra sức đầu tư vào lĩnh vực này.

Tỉ phú Bill Gates – Nguồn: Internet

“Địa chủ” lớn nhất nước Mỹ là ai?

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước Mỹ có hơn 370 triệu ha đất ruộng; trong đó 2/3 thuộc sở hữu của nông dân, 1/3 thuộc các nhà đầu tư lớn. Tạp chí “Nông nghiệp ngày nay” của Đức đưa tin: Tỉ phú, người có ruộng đất lớn nhất nước Mỹ Bill Gates gần đây đã mua 2.100 mẫu Anh ruộng (khoảng 8,5km2) tại bang Bắc Dakota Mỹ.

Các chuyên gia về nông nghiệp của bang cho biết, nhiều người cảm thấy họ đang bị các siêu tỉ phú bóc lột. Tổng chưởng lý của bang này, sau khi nhận được rất nhiều đơn từ, cũng đang tiến hành xem xét, điều tra xem đất đai được sử dụng có phù hợp với quy định pháp luật của bang hay không.

Bill Gates với khối bất động sản trị giá 113 tỉ USD tại Mỹ, đã sắp có gần 270.000 mẫu Anh (khoảng 1.100km2) ruộng đất. Theo báo cáo điều tra năm ngoái về 100 người nắm giữ đất đai lớn nhất của Mỹ, Bill Gates là “địa chủ” lớn nhất.

Lần mua này, Bill Gates bỏ ra 13,5 triệu USD để mua nông trường khoai tây ở Bắc Dakota. Mỗi mẫu Anh có giá khoảng 6.000 USD, số tiền này bằng 1/2 giá tiền đất mà Bill Gates mua mảnh đất gần nhà ở Wasington.

Báo cáo đất đai năm 2021 cho thấy, Bill Gates có 242.000 mẫu Anh ruộng, 1.234 mẫu Anh đất có thể canh tác và 25.750 mẫu Anh các loại đất khác, đang trong quá trình chuyển đổi đất ruộng sang đất xây dựng nhà ở và xây trung tâm thương mại. Việc mua đất tại Bắc Dakota khiến cho diện tích đất của vị tỉ phú này tại đây đã vượt quá 270.000 mẫu Anh (gần bằng diện tích Hồng Kông hay gần gấp 3 lần Berlins.)

Tại các nước châu Âu, “địa chủ” mua đất ruộng cũng càng ngày càng nhiều. Bossier là người phụ trách của một doanh nghiệp gia tộc chuyên về đồ gỗ gia đình tại bang Niedrsachsen (hay Hạ Sachsen) của Đức, nói: Gia tộc của ông hàng năm đều đầu tư mua 10 – 20ha đất ở vùng xung quanh. Ngoài đất ruộng ra, doanh nghiệp còn mua đất rừng. Gỗ trong rừng dùng cho doanh nghiệp của ông ta, còn đất nông nghiệp thì cho dân địa phương thuê lại.

Từ năm ngoái, Jack Ma đã sang châu Âu khảo sát về nông nghiệp – Nguồn: Internet

Giá đất nông nghiệp tại Đức tăng cao

Hai mươi năm trước, họ mua mỗi ha chưa tới 10.000 Euro. Mười năm sau giá đất lên tới 15.000 Euro, sau đó tăng mạnh, hiện nay đã tăng lên hơn 30.000 Euro. Giá tiền này đối với bang Niedrsachsen thuần nông, còn tương đối thấp. Giá ở các bang khác cao thấp khác nhau. Gia tộc của ông ta chỉ mua thêm đất đai chứ chưa bao giờ bán đi, đời này đến đời khác kế thừa nhau. Theo quy định ở các bang của Đức, nông dân được ưu tiên mua đất. Nếu mua đất để xây nhà máy, các chung cư… xin giấy phép sẽ rất khó. Khi Bossier ký hợp đồng thuê đất với dân địa phương, đều ghi rõ việc sử dụng và những chú ý gì.

“Hai năm gần đây, tại Đức, việc mua bán đất rất sôi nổi”, Lars – cố vấn đầu tư đất đai và bất động sản Berlins nói “Các tỉ phú Mỹ đầu tư đất nông nghiệp, để bảo vệ mình khỏi ảnh hưởng của lạm phát. Các nhà đầu tư tư nhân không làm về nông nghiệp, rất dễ dàng có được đất ruộng hay đất rừng ở nước Mỹ. Còn ở Đức, các nhà đầu tư mua đất nông nghiệp phải chịu sự giám sát chặt chẽ. Chính quyền muốn tránh đất nông nghiệp trở thành đối tượng để đầu cơ, đất nông nghiệp được giao dịch hàng năm không tới 1%.

Cho dù như vậy, hiện nay chính quyền các bang ở Đức có nới lỏng, ví như mua đất nông nghiệp có thể được xây dựng các công viên năng lượng mặt trời, để phát điện. Hiện nay, các nơi trên nước Đức xuất hiện rất nhiều các công viên năng lượng mặt trời. Có thành phố có tới hơn 10 công trình về năng lượng mặt trời. Đương nhiên, cũng có rất nhiều người mua đất để xây các nông trường, hoặc cho thuê. Nhưng cũng có những phân tích nghi ngờ, người giàu thông qua việc mua đất nông nghiệp để lấy được những hỗ trợ lớn về tiền trong nông nghiệp. Nhưng, Lars nói, nếu người mua không sản xuất gì, ở châu Âu sẽ rất khó lấy được tiền hỗ trợ.

Việc mua bán đất ruộng tại các nước trong EU cũng rất sôi động

Tạp chí “Nông nghiệp ngày nay” viết, không những giá đất nông nghiệp tại Đức tăng cao, việc mua bán đất ruộng tại các nước trong EU cũng rất sôi động. Như Hà Lan là nơi đất nông đắt nhất, năm 2020 giá mỗi ha gần 70.000 Euro. Trong 10 năm qua, giá đất ở Hà Lan tăng gần 40%. Đối với Romania, giá đất tăng hơn 5 lần trong 10 năm. Năm 2020, mỗi ha giá 7.163 Euro. Giá này còn thậm chí cao hơn cả nước Pháp có nhiều đất nông nghiệp (6.080 Euro).

“Hồi vốn cao, ít mạo hiểm”, trước đây mạng tin tức kinh tế Đức đã khái quát như vậy về xu thế nhà giàu đầu tư đất. Ngoài Bill Gates ra, rất nhiều tỉ phú cũng mua đất. Nhà đầu tư tài ba Warren Buffett đã từng nói đây là “một trong những cách đầu tư dài hơi nhất, cổ điển nhất”. Ông chủ của Amazon Jeff Bezos nói có gần 17ha đất, ngoài đất canh tác còn một lượng lớn đất rừng và đất chưa khai hoang.

Nhà sáng lập Amazon cũng là “đại địa chủ” – Nguồn: Internet

Đất nông nghiệp là một loại tài sản bị đánh giá thấp. Đối với giới siêu giàu, trước đến nay, đất nông vẫn luôn được cho là kênh đầu tư hấp dẫn và ổn định, là cách đầu tư đa dạng hoá. Tuy nhiên, mấy chục năm nay, về tổng thể, đất nông nghiệp vẫn luôn là loại đầu tư rất có lợi. Từ năm 1970 đến nay, lãi suất của đất nông vẫn tốt hơn so với nhiều loại đầu tư khác. Con số thống kê chỉ ra, từ năm 1972 đến nay, tỉ suất lợi nhuận hàng năm của đồng ruộng Mỹ khoảng 10%, còn bất động sản chỉ có 9%, giá trị của cổ phiếu và vàng hàng năm chỉ tăng khoảng 7%.

Đặc biệt, trong thời gian gần đây giá lương thực tăng mạnh, đầu tư đất nông nghiệp càng có sức hấp dẫn. Từ sự đầu tư của các siêu tỉ phú, mua đất cũng là một loại cổ phiếu ưu việt, nhưng phải đầu tư dài hạn mới có lợi.

Diệu Huyền (tổng hợp)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây