Huế kích cầu thúc đẩy phát triển sử dụng nền tảng số về quản trị kinh doanh du lịch

STNN – UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 245/KH-UBND thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan, ban ngành để triển khai kế hoạch phát triển nền tảng số quốc gia quản trị và kinh doanh du lịch.

Khách du lịch tham quan Đại nội Huế

Theo đó, UBND tỉnh khuyến khích, thúc đẩy các cơ quan, đơn vị quản lý và phát triển du lịch, các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, các tổ chức quản lý điểm du lịch, khu di tích, văn hóa và các đơn vị liên quan tại Thừa Thiên Huế đăng ký sử dụng nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch để chuyển đổi số, tối ưu hóa hoạt động, phân tích, đo lường sự phát triển du lịch tại địa phương và ra các quyết định, chính sách phát triển dựa trên dữ liệu số du lịch, hình thành hệ sinh thái văn hóa, du lịch số đa dạng, phong phú tại địa phương, gắn kết phát triển chuỗi sản phẩm du lịch với các địa phương khác, đồng thời để quảng bá, cung cấp các dịch vụ của mình và tạo ra các dịch vụ mới, dịch vụ số du lịch nhằm nâng cao trải nghiệm cho khách hàng…

Số dùng chung giữa cơ quan quản lý và nền tảng số để thúc đẩy chuyển đổi số: Số hóa, thu thập các dữ liệu số du lịch, thực hiện mở, chia sẻ dữ liệu, phối kết hợp dữ liệu số của nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch để tạo kho dữ liệu dùng chung phục vụ chuyển đổi số công tác quản lý và thống nhất dữ liệu ngành Du lịch. Sử dụng nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch để hỗ trợ thống nhất và đồng bộ cơ sở dữ liệu ngành du lịch; giúp khai thác, chia sẻ và kết nối dữ liệu trên một nền tảng, bao gồm các dữ liệu cơ bản sau: Dữ liệu tài nguyên văn hóa, du lịch; Thông tin, dữ liệu về dịch vụ du lịch; Thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp du lịch, lữ hành; Thông tin, dữ liệu về cơ sở lưu trú; Thông tin, dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch; Thông tin về các sự kiện du lịch, văn hóa, giải trí; Hệ thống thông báo, đóng góp ý kiến, đánh giá, hỗ trợ du khách.

Qua đó, thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia về quản trị và kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch trước khi thực hiện chuyến đi và trong khi thực hiện chuyến đi theo thời gian thực, giúp tối ưu hóa quản lý và phát triển du lịch dựa trên dữ liệu số, làm nền tảng đẩy nhanh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của tỉnh nhà. Đồng thời, số hóa dữ liệu ngành du lịch, cập nhật thường xuyên thông tin, dữ liệu số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, thị trường du lịch nhằm dễ dàng nhận diện được bức tranh tổng quan ngành du lịch tỉnh nhà với dữ liệu thời gian thực (realtime); Thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở, hình thành nền tảng dữ liệu, tài nguyên du lịch tập trung phục vụ hoạch định chính sách, lập kế hoạch kinh doanh, tối ưu hóa, cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng cường hoạt động quảng bá, truyền thông du lịch.

Hoàng Nghĩa

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây