“Cuộc chiến” cây giống ở châu Á (kỳ 2)

Kỳ II: SAI LẦM TƯƠNG TỰ

STNN - Mặc dù nghề trồng dâu tây của Trung Quốc có lịch sử tương đối ngắn nhưng quy mô trồng ngày càng được mở rộng. Năm 2018 diện tích trồng dâu tây ở nước này đã chiếm 1/3 diện tích dâu tây toàn cầu. Từ năm 1953 đến năm 2018, tổng cộng 112 giống dâu tây đã được trồng ở Trung Quốc. Đa số có nguồn gen gốc từ các giống dâu của Nhật Bản và Mỹ.

Giống nho Shine Muscat “chảy” ra nước ngoài

Nho Shine Muscat do Hàn Quốc trồng được bày bán ở Bắc Kinh – Hình minh họa

Những người trồng nho Nhật Bản đã mắc sai lầm gần như tương tự lần thứ hai khi cho ra mắt giống nho Shine Muscat. Tổ chức Nghiên cứu Lương thực Nông nghiệp Quốc gia Nhật Bản đã đăng ký giống "Shine Muscat" vào năm 2006. Nếu người trồng trong nước sản xuất và bán mà không có giấy phép, có thể bị phạt tới 300 triệu yên.

Nhưng một lần nữa nhà tạo giống nho này đã không đăng ký bản quyền giống ở nước ngoài, và theo Hiệp ước Quốc tế về Bảo hộ Giống cây trồng mới (UPOV) thì việc đăng ký giống ở nước ngoài phải được hoàn thành trong vòng 6 năm kể từ khi đăng ký trong nước ở Nhật Bản.

Nho Sunshine Rose đã được đưa vào Chiết Giang Kim Hoa bởi các doanh nghiệp liên quan của Hiệp hội Công nghiệp nho Chiết Giang vào đầu tháng 12/ 2007, và nhập vào Giang Tô khoảng năm 2010. Sau đó, chúng đã được trồng thử nghiệm ở Thượng Hải, Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam, Tứ Xuyên và nơi khác.

Các giống nho trồng tại Trung Quốc được phân loại theo chất lượng, thị trường, vùng trồng. Nho chất lượng cao bán giá cao được phân phối tại các đô thị lớn; chất lượng kém hơn và giá thấp được phân phối tại các thị trường dễ tính. Như vậy, Trung Quốc có cách để tối ưu hóa diện tích trồng, cải tiến công nghệ trồng, xây dựng thương hiệu ở các vùng sản xuất khác nhau. Về vấn đề này, có một minh chứng tốt về các chiến lược canh tác và bán hàng khác nhau theo khu vực sản xuất và nhu cầu thị trường, đó là việc đưa giống cam Ehime của Nhật Bản vào Trung Quốc.

Cam Ehime

Ảnh minh họa - Nguồn: Fun!Japan

Cam Ehime có nguồn gốc từ tỉnh Ehime, Nhật Bản. Nhiều năm liền tỉnh Ehime đứng đầu Nhật Bản về giống và sản lượng. Người dân Ehime nói đùa rằng khi người dân địa phương bật vòi, thứ chảy ra không phải là nước máy mà là nước cam quýt.

Dòng Ehime Orange có rất nhiều giống, được phân biệt bằng các con số như "Ehime 14", "Ehime 28", "Ehime 38" và "Ehime 43"… Trong đó, nổi tiếng nhất là Ehime 28. Vì vậy, khi Ehime 28 được du nhập vào tỉnh Chiết Giang thông qua các trao đổi phi chính phủ vào cuối thế kỷ trước, những người trồng trọt địa phương còn gọi nó là "Mỹ nhân đỏ".

So với ở “quê hương” - nơi có đầy đủ ánh nắng, gió biển ôn hòa và nhiệt độ thích hợp thì điều kiện khí hậu ở Chiết Giang không phù hợp lắm với Cam Ehime bởi nơi này có khi mưa nhiều, mùa đông nhiệt độ xuống cực thấp. Tuy nhiên, dựa vào việc sử dụng các thiết bị nhà kính và liên tục tìm tòi công nghệ trồng, giống Ehime số 28 đã được sử dụng trong hơn 10 năm và cuối cùng việc trồng đại trà đã được thực hiện từ năm 2010. Mặc dù vậy, tỉ lệ quả đạt để đóng thùng chỉ đạt khoảng 60%.

Khác với giới truyền thông Hàn Quốc, Trung Quốc không động phong trào xua đuổi những quả dâu tây Trung Quốc được sản xuất tại Nhật Bản hay hướng tới làn sóng dâu tây Trung Quốc...… Những người trồng trọt Trung Quốc dường như không có tham vọng lớn như vậy vào lúc này. Ví dụ, mặc dù cam quýt là loại trái cây xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, chiếm khoảng 15% tổng số trái cây xuất khẩu mỗi năm, nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn còn nhỏ so với tổng sản lượng trong nước. Năm 2017, sản lượng xuất khẩu cam quýt của Trung Quốc là 772.000 tấn, chỉ chiếm 2,0% sản lượng trong nước.

Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng rõ ràng cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lên 2.000 tỷ yên vào năm 2025 và 5.000 tỷ yên vào năm 2030. Năm 2020, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm là 922,3 tỷ yên, tăng 1,1% so với năm 2019, nhưng thành tích như vậy dường như vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu cuối cùng. Do đó, bắt đầu từ tháng 4/2021, Nhật Bản sẽ thực hiện “Luật cây giống” mới và công bố khoảng 1.900 giống nông sản bị cấm mang ra nước ngoài.

Tại Việt Nam, bảo hộ quyền đối với giống cây trồng mới được Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định cụ thể.

Quyền đối với giống cây trồng là mang tính lãnh thổ. Ngoài ra, cần quan tâm đến các biện pháp bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế; bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dựa trên việc ký kết, tham gia các điều ước quốc tế đa phương, song phương. Điển hình là Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) (thông qua ngày 02/12/1961, được sửa đổi tại Giơnevơ ngày 10/11/1972; 23/10/1978 và 19/3/1991).

Chử Cường

Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/cuoc-chien-cay-giong-o-chau-a-ky-2-a10842.html