Huế xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, khơi dậy tiềm năng giá trị cảnh quan, làng nghề

STNN - Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thực hiện, xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở phát huy và khơi dậy tiềm năng tài nguyên nông nghiệp, nông thôn, giá trị cảnh quan, làng nghề, ẩm thực, văn hóa đa dạng.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thực hiện, xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thực hiện, xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Công văn số 5916/UBND-NN yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung triển khai các giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà roát các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn theo Quy hoạch hệ thống du lịch quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 được phê duyệt. Thực hiện xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở phát huy và khơi dậy tiềm năng tài nguyên nông nghiệp, nông thôn, giá trị cảnh quan, làng nghề, ẩm thực, văn hóa đa dạng (các giá trị văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian, phong tục tập quán, nghề thủ công truyền thống, văn hóa cộng đồng các dân tộc…).

Đồng thời, xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ của các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với lợi thế, định hướng du lịch của từng địa phương. Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện mô hình thí điểm “Du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền” đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo tại Công văn số 5241/UBND-NN ngày 30/5/2023, trong đó, cần tập trung triển khai các nội dung: xây dựng thiết kế tổng thể, cảnh quan mô hình du lịch nông thôn, làm định hướng để người dân, cộng đồng hình thành các sản phẩm du lịch và tổ chức quản lý du lịch hiệu quả, phù hợp với địa phương; nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực du lịch nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch theo yêu cầu của thị trường; chủ động bố trí, lồng ghép nguồn lực, để hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng các điểm du lịch nông nghiệp, nông thôn (đường giao thông, nước sạch, môi trường,…) gắn với kế hoạch đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình/dự án khác trên địa bàn.

Ngoài ra, các địa phương chủ động rà soát, lựa chọn và xây dựng dự án/kế hoạch xây dựng mô hình phù hợp với mục tiêu của Chương trình phát triển du lịch nông thôn và lợi thế của địa phương. Huy động các nguồn vốn từ các doanh nghiệp, cộng đồng; lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất từ các chương trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt là 02 Chương trình mục tiêu quốc gia còn lại để thực hiện hiệu quả các mô hình theo quy định.

Thực hiện công tác truyền thông, thay đổi tư duy về vai trò, cách làm du lịch nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn phải đặt cộng đồng là trung tâm, lấy cộng đồng là nền tảng để xây dựng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đồng thời tạo sự lan tỏa cho phát triển kinh tế địa phương.

Hoàng Nghĩa

Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/hue-xay-dung-mo-hinh-du-lich-nong-nghiep-khoi-day-tiem-nang-gia-tri-canh-quan-lang-nghe-a20688.html