STNN - Ngành thủy sản Ireland đang nghiên cứu các phương pháp khả thi, để phát triển nuôi trồng thủy sản có vây, động vật có vỏ và rong biển, hướng tới một phương pháp hiệu quả, thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí, để đáp ứng nhu cầu phát biển thủy sản lâu dài và bền vững của châu Âu.
Hướng tiếp cận mới trong nuôi trồng thủy sản
Một thử nghiệm gần đây đang được tích cực triển khai là nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng tích hợp (Intergrated Multi-Trophic Aquaculture - IMTA). Trong phương pháp nuôi trồng này, nhiều loài sống ở các khu vực khác nhau của vùng nước (được gọi là cấp độ dinh dưỡng) được nuôi cùng nhau, mang tiềm năng về việc giảm ô nhiễm do nuôi cá hồi. Các nhà khoa học muốn xem xét, liệu bằng cách nuôi nhiều loài cùng nhau, họ có thể làm tăng hiệu quả, giảm chất thải và cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái như xử lý sinh học, trong đó quan trọng là tìm ra câu trả lời cho vấn đề rằng một loài sinh vật tự nhiên có thể dọn dẹp mớ hỗn độn sinh học do loài khác gây ra hay không.
Đây là một hình thức nuôi trồng thủy sản tiếp cận theo hướng khuyến khích quản lý môi trường và tăng lợi ích kinh tế cho người nuôi trồng thủy sản và cộng đồng. Thay vì chỉ thực hiện nuôi đơn loài và tập trung chủ yếu vào như cầu dinh dưỡng cơ bản của loài đó, thì IMTA theo hướng tạo ra môi trường nuôi (hoặc khu nuôi) tiếp cận tương tự nhất có thể một hệ sinh thái bằng cách kết hợp việc nuôi nhiều đối tượng loài bổ sung từ các cấp dinh dưỡng khác nhau của chuỗi thức ăn (ví dụ: một mô hình IMTA kết hợp nuôi cá với động vật không xương sống như vẹm, hải sâm và rong biển, tạo thành một cụm gần nhau nhằm tạo lợi ích của từng loại nuôi và môi trường).
Cách thức hoạt động của IMTA
IMTA hoạt động theo nguyên lý thực hiện nuôi trồng các đối tượng theo cách cho phép ăn các loại thức ăn thừa, chất thải, chất dinh dưỡng và sản phẩm phụ của loài này; chuyển đổi các loại phụ phẩm ấy trở thành thức ăn và năng lượng có tác dụng cho sự phát triển của loài khác. Các nghiên cứu cho thấy, IMTA thường tiến hành kết hợp các loài cần thức ăn bổ sung như cá, với các loài khác, như: loai ăn lọc (vẹm, hàu), loài ăn thức ăn lắng đọng (hải sâm) và kết hợp với việc trồng rong biển. Đặc tính tự nhiên của các loài này nhằm mục đích tái chế các chất dinh dưỡng (hoặc chất thải) bên trong hoặc xung quanh trang trại nuôi cá; từ đó, có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường nuôi trồng, duy trì ổn định môi trường dinh dưỡng tại các khu nuôi thủy sản. Bên cạnh việc tạo ra lợi ích môi trường từ khả năng tái sử dụng các phụ phẩm và thức ăn dư thừa, thì các loài nuôi kết hợp trong mô hình IMTA cũng được lựa chọn vì giá trị kinh tế đem lại tương tự như sản phẩm thường, người nuôi có thêm một nguồn thu nhập mới.
Trong hệ thống IMTA, thực vật, động vật có vỏ và động vật không xương sống phát triển trên dây thừng chìm dài, có giỏ treo tiêu thụ chứa thức ăn thừa và phân từ các lồng nuôi cá vây (thường là cá hồi) nằm ngay dưới mặt nước. Sau đó, người nuôi cá có thể thu hoạch và bán cá hồi, thực vật, động vật có vỏ và động vật không xương sống.
Nuôi cùng lúc 10 loài thủy sản
Hiện tại, các nhà khoa học Ireland đang cố gắng nuôi tới 10 loài sinh vật biển tại một địa điểm. Khung cảnh khuôn viên IMTA được chiếu sáng ngược. Khi ánh nắng màu cam chiếu tới phía sau những ngọn đồi của bán đảo Iorras Aithneach, nó giống như một rạp xiếc ba vòng đang biểu diễn trên mặt nước, với cột và lưới vươn lên trời như những cú đu trên không.
Trung tâm nghiên cứu này là một trong số nhiều trung tâm ở châu Âu và Nam Mỹ, đóng góp vào nỗ lực thu thập và triển khai dữ liệu nuôi trồng thủy sản. Hồ Lehanagh được điều hành bởi các nhà khoa học từ Viện Hàng hải Ireland, nằm cách bờ biển đầy đá của Vịnh Bertraghboy 1/4 dặm Anh. Khu bảo tồn trên bờ biển Ireland có lịch sử nuôi trồng thủy sản từ những năm 1950, bao gồm cá hồi nuôi thương mại và cá tuyết nuôi thử nghiệm.
Nhà khoa học Pauline O'Donohoe của Viện Hàng hải, phụ trách quản lý địa điểm thí nghiệm phi thương mại, nơi có giấy phép đa loài đầu tiên được cấp ở Ireland. Các nhà khoa học lựa chọn cá hồi Đại Tây Dương và một số loài cá mú để thử nghiệm trong chuồng nuôi. Đây là loại thứ hai đang được đưa vào thực nghiệm để xem liệu chúng có thể giúp kiểm soát rận biển, một vấn đề phổ biến ở các trang trại cá hồi thương mại hay không.
Các loài được chiết xuất tại hồ Lehanagh là sò điệp lớn (hoặc sò điệp vua), sò điệp có nhiều màu sắc nhỏ hơn và hàu bản địa, có chức năng lọc chất thải dạng hạt từ nước làm thức ăn. Một số loài rong biển có thể chiết xuất các khoáng chất và carbon đã hòa tan trong nước. Nếu đây là hoạt động thương mại, thì tất cả các loài này đều có thể bán được cho người tiêu dùng.
Trong khi đó, động vật ăn xác đáy (hoặc động vật ăn đáy), được gọi là hải sâm, giúp loại bỏ các hạt vật chất từ bề mặt phía trên của đáy biển, chẳng hạn như thức ăn thừa và chất thải của cá. Tương tự, nếu đây là IMTA thương mại thì hải sâm có thể được xuất khẩu và bán sang thị trường Trung Quốc.
Chử Ngọc (theo Shenlanmuyu)
Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/ireland-thu-nghiem-he-thong-co-the-cung-luc-nuoi-10-loai-thuy-san-a25599.html