STNN - Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Bristol đã phát hiện ra một loại kangaroo đã tuyệt chủng sống trong Thế Pleistocene khoảng 2,5 triệu đến 10 nghìn năm trước, được gọi là 'chuột túi khổng lồ'.
Một số loài chuột túi lớn quan trọng, tất cả đều lớn hơn chuột túi hiện đại và được gọi là Protemnodon, trước đây được cho là phải nhảy bằng hai chân vì kích thước của chúng. Tuy nhiên, những phát hiện được công bố mới đây trên Tạp chí Tiến hóa Động vật có vú (Journal of Mammalian Evolution) cho thấy chúng chủ yếu là động vật bốn chân và có thể sử dụng bốn chân để di chuyển hầu hết thời gian.
Tác giả chính Billie Jones, trong chương trình Cổ sinh vật học Bristol giải thích: “Đã có một số suy đoán trong luận văn tốt nghiệp của Đại học Uppsala rằng nó có thể có thói quen bốn chân nhiều hơn so với kangaroo ngày nay. Bài nghiên cứu mới này dựa trên một số nghiên cứu định lượng trước đây xem xét giải phẫu xương cánh tay ở nhiều loài động vật có vú và kết luận rằng Protemnodon có thói quen dồn trọng lượng lên chi trước nhiều hơn so với chuột túi ngày nay."
Nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng, xương mắt cá chân của Protemnodon không phù hợp để chịu được áp lực khi nhảy. Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ chi của Protemnodon hoàn toàn không giống với bất kỳ con kangaroo nào hiện nay, đặc biệt là bàn chân ngắn. Qua đó, họ ủng hộ đề xuất rằng nó chủ yếu có bốn chân chứ không phải là một loài động vật chuyên nhảy.
Bài báo mới này là một nghiên cứu định lượng về tỉ lệ chi, cộng với một cuộc thảo luận định tính hơn về một số khía cạnh khác của giải phẫu, nhằm cố gắng xác nhận sự vận động của loài động vật đã tuyệt chủng này. Điều này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy sự đa dạng về mặt phân loại của những con chuột túi lớn trong thế Pleistocene ở Úc phù hợp với sự đa dạng về vận động.
Giáo sư giám sát Christine Janis của Trường Khoa học Trái đất của Bristol (Bristol's School of Earth Sciences) đã chỉ ra rằng loài sthenurine đã tuyệt chủng - một phân họ riêng biệt của chuột túi - là loài di chuyển bằng hai chân chứ không phải bằng việc nhảy liên tục.
Sự đa dạng về vận động này cho thấy có nhiều môi trường sống ở Thế Pleistocene ở Úc đa dạng hơn so với những gì đã được xem xét trước đây, khiến lục địa này không còn khô cằn như hiện nay.
Giáo sư Janis nói thêm: "Một nghiên cứu về xương chi và tỉ lệ xương cho thấy loài Protemnodon được gọi là 'wallaby khổng lồ' đã tuyệt chủng, có khả năng là loài di chuyển kém nhất và có lẽ di chuyển chủ yếu bằng bốn chân như loài chuột túi cây di chuyển trên mặt đất.” Billie Jones đã giành được cả Giải David Dineley và Giải Curry cho luận án này.
Mao Trù (theo Sciencedaily)
Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/chuot-tui-lon-co-dai-da-di-chuyen-chu-yeu-bang-bon-chan-a30542.html