Trong tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng, nhiều doanh nghiệp tại các địa phương của Trung Quốc đã kết hợp mô hình nuôi trồng thủy hải sản với sản xuất điện năng lượng mặt trời. Với mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài ra còn giúp doanh nghiệp và người dân địa phương tự chủ về vấn đề năng lượng.
Thị trấn Bảo Yến quận Đan Đồ thành phố Trấn Giang tỉnh Giang Tô, Trung Quốc những năm gần đây do thiếu hụt về năng lượng đã kêu gọi đầu tư. Công ty TNHH năng lượng Trung Hạch Nam Kinh, xây dựng mô hình kết hợp Năng lượng mặt trời với nuôi tôm cá. Ứng dụng mô hình này, doanh nghiệp đã sử dụng các tấm pin năng lượng bên trên ngăn ánh nắng mặt trời, giảm nhiệt độ, giảm sự bốc hơi nước, đồng thời ngăn sự sinh trưởng của các loại tảo… giúp tôm cá có môi trường sống tốt hơn.
Với số tiền đầu tư 260 triệu nhân dân tệ (khoảng 960 tỉ đồng) xây dựng trạm phát điện trên mặt nước 2200 mẫu (1 mẫu = 666,6 m2). Xây dựng trạm phát điện mặt trời như thế này, giá thành mỗi KW điện sẽ có ưu thế hơn, so với các trạm điện trên mặt đất.
Trạm điện hỗn hợp này nằm trên trục giao thông thuận lợi, với diện tích mặt nước tới 2200 mẫu. Người quản lí công trình giới thiệu, trạm phát điện này có tổng dung lượng 60MW, với số tiền đầu tư 260 triệu nhân dân tệ (khoảng 960 tỉ đồng). Các tấm pin năng lượng mặt trời với hơn 1000 mẫu diện tích, nếu tính mỗi hộ gia đình dùng 1 tháng hết 200KW điện thì có thể cung cấp cho 30.000 hộ.
Mô hình này đã giúp các nhà đầu tư giảm bớt áp lực tài chính. Ngoài ra, cũng giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản, hoa màu… hơn nữa mô hình này còn tạo thành một khu sinh thái du lịch nông nghiệp giúp cho nhiều cư dân địa phương có thêm công ăn, việc làm.
Đức Cường
Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/ket-hop-giua-nuoi-trong-thuy-san-voi-san-xuat-dien-nang-luong-mat-troi-a3401.html