Thị trường nông sản phân hóa, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi suy giảm

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, sắc đỏ tiếp tục áp đảo trên bảng giá 35 mặt hàng đang được giao dịch liên thông trực tiếp với thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên đà tăng mạnh của một số mặt hàng nông sản đã giúp chỉ số MXV-Index chỉ giảm nhẹ 0,08% xuống 2.256,50 điểm.

Nông sản diễn biến trái chiều

Thị trường nông sản phân hóa, Việt Nam giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tháng 11 -0
Dòng tiền phục hồi trở lại hơn 30% lên gần 2.200 tỷ đồng, trong đó nông sản vẫn là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất với 50% tổng giá trị giao dịch, thể hiện rõ rệt vai trò của ngành trong hoạt động xuất nhập khẩu tại nước ta.

Kết thúc phiên giao dịch 14/12, bảng giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên Sở Giao dịch hàng hóa Chicago được chia làm 2 nửa xanh, đỏ.

Đáng chú ý nhất trong phiên hôm qua là mức tăng rất mạnh hơn 4% của khô đậu tương, lên 376,9 USD/tấn Mỹ, cao nhất kể từ đầu tháng 7 đến nay. Số lượng gia cầm của Mỹ đang tăng lên nhanh chóng và lo ngại về nguồn cung ở Nam Mỹ là yếu tố chính thúc đẩy giá mặt hàng này. Bên cạnh đó, lực mua kỹ thuật sau khi giá vượt lên mức kháng cự quan trọng 370 cũng khiến giá duy trì đà tăng đến tận cuối phiên.

Tác động tích cực từ diễn biến của giá khô đậu đã giúp giá đậu tương tăng trở lại hơn 1%, lên mức 1259,50 cent/giạ, phục hồi phần lớn những gì đã mất trong phiên giao dịch đầu tuần.

Trong khi đó, áp lực bán do ảnh hưởng từ đà giảm mạnh của giá dầu cọ và dầu thô thế giới, cùng diễn biến trái chiều với giá khô đậu khiến giá dầu đậu giảm mạnh hơn 2%, về mức 52,24 cent/pound, đánh dấu phiên giảm thứ 6 liên tiếp.

Thị trường nông sản phân hóa, Việt Nam giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tháng 11 -0
Ngô và lúa mì tiếp tục có phiên thứ 5 liên tiếp diễn biến trái chiều nhau, một điều không thường xảy ra trước đây. Giá ngô được hỗ trợ từ triển vọng thời tiết không tích cực ở phía nam Brazil và phía bắc Argentina, đều là các vùng gieo trồng chính của ngô ở Nam Mỹ.

Còn đối với lúa mì, đà tăng liên tiếp từ đầu tuần của đồng Dollar đẩy giá trị Dollar Index lên mức cao nhất 3 tuần, khiến cho giá lúa mì Mỹ chịu nhiều sức ép cạnh tranh. Bên cạnh đó, Ai Cập và Nga đang lên kế hoạch để hình thành một khu vực một khu vực vận tải tự do để dự trữ lúa mì, cung là yếu tố “bearish” tiềm ẩn.

Giá heo hơi trong nước suy yếu, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tháng 11 giảm

Trên thị trường heo hơi trong nước sáng nay, giá heo đã đảo chiều giảm tại một số khu vực. Cụ thể, giá heo hơi miền bắc dao động khoảng 47.000-51.000 đồng/kg và Hà Nội là khu vực có mức giá cao nhất. Trong khi đó, miền trung và Tây Nguyên có mặt bằng giá cao hơn, ở khoảng 49.000 đồng/kg nhưng cũng đi ngang trong sáng nay. Còn ở miền nam giảm sâu nhất từ 1.000-3.000 đồng/kg, đặc biệt là Long An với mức giá thu mua 47.000 đồng/kg.

Thị trường nông sản phân hóa, Việt Nam giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tháng 11 -0
Theo báo cáo từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của nước ta trong tháng 11 đạt hơn 364 triệu USD, giảm 6,5% so tháng 10. Tuy nhiên tổng kim ngạch trong 11 tháng đầu năm vẫn cao hơn gần 30% so cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 4,5 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nước ta cũng tăng cường nhập khẩu ngô nhưng giảm lượng nhập khẩu lúa mì và đậu tương. Cụ thể, nhập khẩu ngô hơn 1 triệu tấn, đạt giá trị 318 triệu USD, tăng hơn 26% về lượng và 35% về kim ngạch so tháng 10. Trong 11 tháng qua, lượng nhập khẩu ngô đã tăng lên hơn 9,5 triệu tấn, giảm 14% về lượng nhưng tăng gần 24% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái.

Theo Nhân dân

Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/thi-truong-nong-san-phan-hoa-nhap-khau-thuc-an-chan-nuoi-suy-giam-a5712.html