Già hóa dân số, những thách thức của thời đại

STNN - Già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng đang tạo ra những thách thức cho nhiều nước trên thế giới. Việc đưa ra các kết quả tính toán về các chỉ số nhân khẩu, kinh tế, xã hội và sức khỏe của người cao tuổi là điều cần thiết để có chiến lược và chính sách quốc gia thích ứng với xu hướng già hóa dân số nhanh.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Khu vực nào có hiện tượng già hóa đặc biệt nhất?

“Dân số già” là vấn đề mà nhiều quốc gia phải đối diện trong thế kỷ 21. Một vùng có số dân trên 65 tuổi trở lên mà chiếm trên 7%, thì có thể nói là vùng này đã bước vào dân số già. Trung Quốc là một trong các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng này.

Theo số liệu điều tra dân số lần thứ 7 của Trung Quốc, trong năm 2020 có 11 tỉnh có số người già lên tới 10 triệu người. Tỉnh Sơn Đông thậm chí có hơn 22,12 triệu người già. Hiện toàn Trung Quốc có 149 thành phố đã bước vào thời kì già hóa nhanh, chủ yếu ở khu vực Đông Bắc, cụm thành phố ở bồn địa Tứ Xuyên, trung hạ du của Hoàng Hà, vùng trung bộ, khu tam giác của Trường Giang (Thượng Hải, Giang Tô, Triết Giang, An Huy, tổng 41 thành phố).

Sơn Đông có 101 triệu dân thường trú, đứng thứ hai sau Quảng Đông với 120 triệu. Tuy ít dân hơn, nhưng số dân cao tuổi của Sơn Đông lại nhiều hơn 5 triệu. Tiếp theo tới Giang Tô và Tứ Xuyên, đều có tổng lượng dân số già tới 18 triệu người. Giang Tô là tỉnh có GDP đứng thứ hai Trung Quốc, tỉ lệ già hóa tới 21,84%.

Vùng trung bộ của Giang Tô do tỉ lệ sinh thấp hơn các nơi trong nước, do vậy ở Nam Thông và Thái Châu tình trạng dân số già hóa càng nghiêm trọng hơn. Ở thành phố Nam Thông, cứ 3,3 người thì có 1 người trên 60 tuổi, chiếm 30% dân số. Trên 65 tuổi chiếm 22,67%, chỉ số này lớn nhất Trung Quốc. Hiện tượng già hóa dân số phổ biến khắp các nơi. Tại Trung Quốc đã có hơn 150 địa phương cấp thành phố, đã già hóa nặng.

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng già hóa?

Do kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống nâng cao, độ tuổi bình quân tăng lên. Mức sinh giảm là yếu tổ chính quyết định tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Trước đây do dân số phát triển quá nhanh, một số chính phủ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ sinh giảm mạnh. Cho tới nay, sự giảm sút của tỉ lệ sinh, khiến cho tỉ lệ già hóa tăng mạnh. Bên cạnh mức sinh, tỷ suất di cư thuần cũng đóng vai trò quan trọng trong xu hướng già hóa dân số. Luồng xuất cư của những nhóm dân số trẻ tuổi hơn tới những nơi có mức độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn hoặc có nhiều cơ hội học tập và việc làm hơn làm tăng chỉ số già hóa ở các địa phương xuất cư.

Ảnh hưởng của dân số già

Lúc kinh tế mới mở cửa, sức lao động nhiều, khiến cho Trung Quốc được hưởng lợi từ cơ cấu dân số vàng. Nhưng nay lợi thế đó dần giảm bớt, thậm chí còn mất đi. Mất cân bằng kết cấu sức lao động, các kĩ năng mà lực lượng lao động già nắm sẽ có thể lỗi thời, đồng thời họ có thể sẽ không học nhanh như tầng lớp trẻ, rất khó đáp ứng những nhu cầu mới. Do vậy đứng trước vấn đề khó tìm việc, khiến tỉ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc tăng cao, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế.

Tăng sức chi tài chính của xã hội. Một mặt, số dân về hưu cần phải chi trả dài cho lương hưu. Mặt khác, chăm sóc y tế sẽ nhiều hơn, tăng thêm chi trả của hệ thống y tế.

Không chỉ ở Trung Quốc, xu hướng già hóa dân số tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở một số nước khác trong đó có Việt Nam, đòi hỏi phải có những chính sách và chương trình thích ứng với xu hướng nhân khẩu học này. Các đặc điểm của nhóm dân số cao tuổi cần được phân tích để đưa ra những gợi ý chính sách cho các nước nhằm đáp ứng với các nhu cầu đặc thù của người cao tuổi, đảm bảo người cao tuổi được chăm sóc và phát huy như một nguồn lực và đóng góp tốt nhất tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Cương Huyền

Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/gia-hoa-dan-so-nhung-thach-thuc-cua-thoi-dai-a9731.html