Sau tiêm 1 ngày, xuất hiện sưng, đau cánh tay, người đàn ông đi khám mới biết nguyên nhân không ngờ tới

STNN - Nam bệnh nhân 61 tuổi, ở Hà Nội, đến khám tại Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân, thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC GROUP, do sưng tay phải. Bệnh nhân được các bác sĩ ở đây chẩn đoán có huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên bên phải, giai đoạn cấp cần điều trị để tránh biến chứng. Đi khám sau 1 ngày xuất hiện đau, sưng cánh tay.

Chụp MRI, CT có giá trị chẩn đoán chuyên sâu tắc mạch phổi.

Bệnh nhân cho biết: Tiền sử bị K thực quản, đã phẫu thuật mở thông dạ dày, hóa trị liệu lần thứ 3. Khoảng 1 ngày trước thời điểm khám, bệnh nhân có tiêm, truyền tĩnh mạch tại vị trí cẳng tay bên phải, 1 ngày sau thì thấy xuất hiện đau, sưng cánh, cẳng tay bên phải.

Khi thăm khám, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân ổn định và không thấy dấu hiệu bất thường nào. Khám tim mạch, cánh, cẳng tay bên phải sưng to hơn bên trái, chu vi cánh tay phải lớn hơn trái tại vị trí 10cm trên nếp gấp khuỷu là 3,5cm, da ấm hơn so với bên trái. Mạch quay rõ.

Trước các dấu hiệu sưng to bất thường ở cánh tay, bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm máu, gồm: tổng phân tích máu, yếu tố đông chảy máu, men tim, D-Dimer và siêu âm (siêu âm tim, siêu âm mạch chi trên, ECG).

Kết quả xét nghiệm D-Dimer 1816 ng/ml – tăng so với bình thường ( <500 ng/ml). Trên hình ảnh siêu âm Doppler mạch tay 2 bên theo dõi huyết khối tĩnh mạch cánh tay và 1/3 trên cẳng tay phải.

Bệnh nhân có nhiều yếu tố “thuận lợi” gây huyết khối

Chia sẻ về lý do nam bệnh nhân này mắc huyết khối tĩnh mạch chi trên, TS. BS Trần Hồng Hà - Chuyên khoa Xét nghiệm của Hệ thống Y tế MEDLATEC cho biết: Ở bệnh nhân này có nhiều yếu tố “thuận lợi” sinh ra huyết khối, đó là bệnh nhân có tiền sử ung thư, có phẫu thuật lớn và đang hóa trị liệu.

Sau tiêm, truyền tình trạng sưng đau tại vị trí tiêm khá hay gặp và có thể tự khỏi mà không điều trị gì. Tuy nhiên, một số trường hợp nếu sau tiêm xuất hiện tình trạng huyết khối (cục máu đông) thì nên cảnh giác, vì đây có thể là nguyên nhân gây biến chứng khôn lường.

Đồng thời, bằng kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị thành công nhiều trường hợp mắc huyết khối tĩnh mạch, BS.CKII Tim mạch Trần Hải Nam chia sẻ thêm các yếu tố nguy cơ chính gây ra huyết khối tĩnh mạch, bao gồm:

Yếu tố nguy cơ mắc phải: Mới phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật chỉnh hình; Chấn thương (cột sống, tủy sống, chi dưới), nằm bất động dài ngày (suy tim, đột quỵ...), ung thư, có thai, điều trị hormone thay thế, hoặc thuốc tránh thai chứa Oestrogen, hội chứng thận hư...

Về nguyên nhân phẫu thuật, tiêm truyền, mới đây tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân, 39 tuổi, có phẫu thuật nâng ngực. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có tiêm truyền tĩnh mạch tay trái gần vị trí đau. Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện đau gần nếp gấp khuỷu trái, sau đó đau lên gần nách trái. Sau thăm khám, bệnh nhân có chẩn đoán xác định bị huyết khối tĩnh mạch nền do biến chứng truyền tĩnh mạch.

Yếu tố nguy cơ di truyền: Thiếu hụt Protein C, thiếu hụt Protein S, thiếu hụt Antithrombin III...

BS Nam lưu ý, nếu người dân có một trong các yếu tố nguy cơ trên mà xuất hiện dấu hiệu đau, sưng ở chân/tay thì cần đi khám ngay. Hoặc nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu đau mơ hồ, đau dọc theo đường tĩnh mạch, không nên chủ quan mà cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán xác định nguyên nhân.

Tiêu chuẩn chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch (Venous ThromboEmbolism-VTE) bao gồm thuyên tắc phổi (Pulmonary Embolism-PE) và huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep Venous Thrombosis-DVT), là bệnh tim mạch phổ biến thứ ba ở phương Tây, là nguyên nhân đáng kể gây tử vong ở các nước phát triển. Bệnh gây nhiều hậu quả, trong đó nghiêm trọng nhất là thuyên tắc động mạch phổi. Vì vậy, chẩn đoán chính xác nguyên nhân tắc nghẽn tĩnh mạch do máu cục máu đông có ý nghĩa rất quan trọng để điều trị kịp thời.

Thông thường để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu cần dựa trên tiêu chí sau:

Tuy nhiên, theo ThS. BSNT Đào Danh Vĩnh - Giám đốc điều hành Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC việc chẩn đoán này cũng cần được “cá thể hóa” trên từng bệnh nhân. Để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch cấp cần dựa trên 3 tiêu chuẩn chính (nhìn thấy huyết khối, ép tĩnh mạch không xẹp, không nhìn thấy tín hiệu dòng chảy trong tĩnh mạch) và 2 tiêu chuẩn phụ (đường kính tĩnh mạch giãn và tĩnh mạch bàng hệ giãn), còn ở ca bệnh này có 4 trong 5 tiêu chí chẩn đoán, tức bệnh nhân thiếu tiêu chí giãn tĩnh mạch màng hệ, do trong giai đoạn cấp tính nên chưa có các tĩnh mạch bàng hệ.

Phân tích hình ảnh bất thường đi đến chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch chi trên bên phải giai đoạn cấp, ThS. BS Đỗ Đức Linh - Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Trên hình ảnh siêu âm của bệnh nhân này có khá đầy đủ hình ảnh, tiêu chuẩn của huyết khối tĩnh mạch sâu. Thứ nhất, tĩnh mạch sâu giãn so với kích thước tĩnh mạch cánh tay và tĩnh mạch bình thường. Tiêu chuẩn thứ hai, đó là hình ảnh ép đầu dò nhưng tĩnh mạch không xẹp. Và huyết khối này đi cùng với động mạch cánh tay nên có đặc điểm của huyết khối tĩnh mạch sâu. Như vậy, ở ca bệnh này hình ảnh khá điển hình của huyết khối tĩnh mạch sâu chi trên.

Với kết quả chẩn đoán xác định, bác sĩ kê đơn điều trị ngoại trú và bệnh nhân chấm dứt tình trạng sưng đau trước đó sau 3 tuần điều trị.

Trần Ngọc Kha

Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/sau-tiem-1-ngay-xuat-hien-sung-dau-canh-tay-nguoi-dan-ong-di-kham-moi-biet-nguyen-nhan-khong-ngo-toi-a21402.html