Chỉ số EC của đất và sự tăng trưởng của cây trồng

STNN - Chỉ số EC (Electrical conductivity) đất nông nghiệp là chỉ số đo lường khả năng dẫn điện của đất. Chỉ số này cung cấp thông tin về hàm lượng muối và độ phì nhiêu của đất. Giá trị mức EC biểu thị nồng độ muối hòa tan trong dung dịch đất.

Việc đo EC của đất thường được thực hiện bằng thiết bị gọi là máy đo EC hoặc máy đo độ dẫn điện. Thiết bị này đo độ dẫn điện thông qua hai điện cực được cắm vào đất. Thông số thường được tính theo đơn vị decisiemens trên mét (dS/m) hoặc millisiemens trên mét (mS/m).

EC đất lý tưởng để cây trồng phát triển tốt còn tùy thuộc vào từng loại cây trồng và điều kiện môi trường cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung, mức độ lý tưởng của EC đất là thấp đến trung bình. Hầu hết các loại cây trồng phát triển mạnh trong đất có giá trị EC dao động từ 0,5 đến 3,0 dS/m. Mức EC thấp hơn tình trạng đất cho thấy tình trạng đất hiếu hụt chất dinh dưỡng, trong khi mức EC cao có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và năng suất cây trồng.

Ảnh hưởng của EC trong đất đến khả năng sinh sản và tăng trưởng của cây trồng

Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng: Mức EC càng cao đồng nghĩa với độ mặn trong đất càng tăng cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng thiết yếu của rễ cây. Điều này có thể gây mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng, hạn chế sự phát triển của cây trồng.

Cấu trúc đất: Độ mặn quá cao có thể khiến các hạt đất dính vào nhau, dẫn đến tình trạng đất bị nén chặt và giảm khả năng thấm nước. Điều này ảnh hưởng đến sự xâm nhập của rễ, đồng thời, hạn chế khả năng tiếp cận nước và chất dinh dưỡng của cây.

Ép thẩm thấu: Nồng độ EC cao tạo ra sự mất cân bằng thẩm thấu giữa dung dịch đất và rễ cây, khiến nước chảy ra khỏi cây. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước, làm giảm năng suất cây trồng.

Các bước cần thực hiện để duy trì chỉ số EC đất lý tưởng

Kiểm tra đất thường xuyên: Nhằm theo dõi những thay đổi của đất theo thời gian để có thể phát hiện sớm các sai lệch đáng kể so với phạm vi chỉ số thích hợp.

Thực hiện tưới tiêu hợp lý bằng các biện pháp: như tưới nhỏ giọt hoặc tưới chính xác để giảm thiểu tình trạng sự tích tụ muối cũng như loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi vùng rễ của cây.

Quản lý cân bằng dinh dưỡng: Việc bón phân phải căn cứ theo chỉ số dinh dưỡng trong đất để duy trì cân bằng dinh dưỡng một cách hợp lý và giảm thiểu nguy cơ tích tụ muối.

Cải thiện quản lý thoát nước trong đất nhằm: chống úng và giảm khả năng tích tụ muối.

Luân canh cây trồng và trồng thêm cây che phủ có đặc tính chịu mặn, giúp giảm độ mặn trong đất.

Bổ sung chất hữu cơ cho đất, chẳng hạn như phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng, để cải thiện cấu trúc đất cũng như khả năng giữ nước và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng.

Bằng cách thực hiện các biện pháp được nêu trên, nông dân có thể duy trì mức EC đất lý tưởng, đảm bảo độ phì tối ưu và thúc đẩy cây trồng phát triển khỏe mạnh; đồng thời, cần phải xem xét cụ thể ngưỡng nhu cầu, điều kiện khu vực và tham khảo thêm từ các dịch vụ tư vấn nông nghiệp chuyên nghiệp để có những lời khuyên phù hợp.

Chử Ngọc (theo Trung vi lượng)

Link nội dung: https://sinhthainongnghiep.net.vn/chi-so-ec-cua-dat-va-su-tang-truong-cua-cay-trong-a24009.html