Có nên nhân rộng quy mô nông nghiệp đô thị?

STNN – Nông nghiệp đô thị mang lại vô vàn lợi ích và tác động tích cực tới môi trường, nhưng các nhà nghiên cứu đã xác định được những kiến thức chưa biết về cả lợi ích và rủi ro của nông nghiệp đô thị cũng như các tiến trình xã hội của việc trồng nhiều lương thực hơn ở khu vực thành thị.

Một mô hình nông nghiệp đô thị ở St. Louis cung cấp thực phẩm sạch cho công đồng địa phương – Ảnh: Lauren Quinn.

Chúng ta đã biết những lợi ích to lớn của nông nghiệp đô thị như: nông nghiệp đô thị có khả năng phân cấp nguồn cung cấp thực phẩm, mang lại lợi ích môi trường như môi trường sống cho động vật hoang dã và giảm thiểu dấu chân môi trường (environmental footprints) – một thuật ngữ chỉ tất cả những tác động của con người, hành vi, doanh nghiệp,… lên môi trường.

Trong một bài báo mới đăng trên tạp chí Nature Food, một nhóm chuyên gia liên ngành, trong đó có nhà nghiên cứu từ Đại học Illinois Urbana-Champaign, đã khảo sát các nghiên cứu quốc tế hiện có về lợi ích và nhược điểm của nông nghiệp đô thị và đề xuất khuôn khổ để nhân rộng nó.

Đồng tác giả nghiên cứu Chloe Wardropper, trợ lý giáo sư tại Department of Natural Resources and Environmental Sciences tại College of Agricultural, cho biết hơn 2/3 dân số toàn cầu dự kiến sẽ sống ở các khu vực thành thị vào năm 2050 và khả năng phục hồi của những khu vực này có thể bị tổn hại do sự phụ thuộc nhiều vào thực phẩm nhập khẩu.

Việc phát triển nông nghiệp đô thị có thể củng cố tính bền vững và khả năng phục hồi của các khu vực đô thị trong tương lai, nhưng Wardropper cho biết vẫn còn những câu hỏi mở về cách tốt nhất để mở rộng quy mô cũng như những mối quan tâm về môi trường, sức khỏe và công bằng cần được giải quyết.

Wardropper cho biết: “Chúng tôi đề xuất một khuôn khổ gồm ba giai đoạn kết nối với nhau để hiểu rõ hơn và định hình sự phát triển nông nghiệp đô thị trong tương lai”.

“Giai đoạn tăng trưởng đầu tiên sẽ bao gồm việc mở rộng mối quan tâm, kiến thức và khả năng tiếp cận các nguồn lực để thực hiện nông nghiệp ở các khu vực thành thị của các cá nhân. Tiếp theo giai đoạn này là thể chế hóa hoặc chuyển đổi các quy tắc và hỗ trợ tổ chức cho nông nghiệp đô thị. Thứ ba, tăng trưởng kinh tế và thị trường sẽ ngày càng hỗ trợ và đa dạng hóa thực phẩm đô thị.”

Cô lưu ý rằng nông nghiệp đô thị không phải là thuốc chữa bách bệnh; kết nối thành thị-nông thôn sẽ vẫn quan trọng đối với an ninh lương thực và tiêu dùng toàn cầu.

Bà nói: “Chúng ta cần xem xét tất cả các giải pháp trong mọi trường hợp để đảm bảo tính bền vững và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu. Nông nghiệp đô thị có thể đặc biệt quan trọng đối với các thành phố như Miami, nơi nguồn nhập khẩu có thể bị cắt giảm bất ngờ do thời tiết khắc nghiệt”.

Trà My (theo Sciencedaily)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây