Đức: Phát triển nông nghiệp hữu cơ, hướng đến nền nông nghiệp carbon thấp

STNN – Khi biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc tích cực thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh và ít carbon đã trở thành mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế. Là phương pháp sản xuất nông nghiệp bền vững, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, nông nghiệp carbon thấp hướng tới giảm ô nhiễm và thất thoát trong quá trình sản xuất nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường nông nghiệp sinh thái, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ hỗ trợ nông nghiệp.

Đy mnh phát trin nông nghip hữu cơ

Nông nghiệp carbon thấp
Hình minh họa.

Trang trại Durham nằm ở phía tây nam thủ đô Berlin của nước Đức, không chỉ là trang trại hữu cơ mà còn là bảo tàng ngoài trời về văn hóa ẩm thực. Mọi người có thể mua thịt, trứng, rau, trái cây và các sản phẩm nông nghiệp khác được sản xuất tại cửa hàng của trang trại và trải nghiệm cận cảnh quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ “từ cánh đồng đến bàn ăn”. Ngoài ra, trang trại còn hợp tác với các tổ chức khoa học như Đại học Göttingen để tiến hành nghiên cứu về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ như rau diếp và cà chua.

Nông nghiệp hữu cơ được coi là hệ thống nông nghiệp tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, Đức đã thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp hữu cơ. Theo thống kê của Bộ Lương thực và Nông nghiệp Liên bang Đức, tính đến cuối năm 2020, Đức có hơn 35.000 công ty sản xuất sản phẩm hữu cơ, trồng trọt và vận hành nông sản hữu cơ trên hơn 1,7 triệu ha đất nông nghiệp.

Giảm phát thải khí nhà kính là lý do quan trọng để Đức tích cực phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đức là nước sản xuất nông nghiệp lớn ở EU, với hơn 270.000 doanh nghiệp nông nghiệp, sản xuất nông sản với tổng giá trị xấp xỉ 50 tỷ euro mỗi năm. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp cũng sản sinh ra một lượng lớn khí nhà kính. Theo thống kê, lượng phát thải khí nhà kính từ ngành nông nghiệp của Đức chiếm khoảng 8% tổng lượng phát thải của cả nước này.

Vào tháng 6 năm 2021, Đức đã thông qua phiên bản sửa đổi của “Luật bảo vệ khí hậu”, đề xuất giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 65% vào năm 2030 so với năm 1990. Bộ Nông nghiệp Đức tin rằng, việc tăng đất nông nghiệp hữu cơ sẽ giúp giảm lượng khí thải trong lĩnh vực nông nghiệp.

cp đ qun lý, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phải tuân theo các thủ tục kiểm tra được quy định trong luật canh tác hữu cơ của EU. Ở Đức, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được chứng nhận bởi các cơ quan tư nhân được cơ quan chính phủ ủy quyền. Theo luật, cơ quan thanh tra tư nhân phải thanh tra các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản và các nhà nhập khẩu ít nhất mỗi năm một lần, lập danh sách các doanh nghiệp bị thanh tra và công bố trên Internet để cơ quan có thẩm quyền, nhà điều hành và người tiêu dùng tra hỏi. Người sản xuất và chế biến nông sản hữu cơ phải mô tả chính xác đất đai, nhà cửa và các cơ sở liên quan khác được sử dụng trong quá trình sản xuất, đồng thời mọi thông tin về sản phẩm do trang trại hoặc doanh nghiệp hữu cơ bán ra cũng phải được ghi vào sổ để đảm bảo truy xuất nguồn gốc được.

V ngun tài tr, Đức bắt đầu hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ thông qua quỹ công vào năm 1989. Hiện tại, nông nghiệp hữu cơ của Đức nhận được hỗ trợ tài chính công từ ba cấp độ: Liên minh Châu Âu, chính phủ liên bang Đức và các bang. Kể từ năm 2015, các trang trại thông thường chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ có thể nhận được khoản trợ cấp 250 euro cho mỗi ha đất canh tác và đồng cỏ, còn các trang trại hữu cơ hiện tại có thể nhận được khoản trợ cấp 210 euro cho mỗi ha. Từ năm 2002, chính phủ Đức cũng đã đưa ra “Kế hoạch Nông nghiệp Hữu cơ Liên bang” để cung cấp kinh phí cho các dự án nghiên cứu và đào tạo liên quan đến nông nghiệp hữu cơ. Vào năm 2021, dự án đã cung cấp tổng số tiền trợ cấp là 33,38 triệu euro.

Ngoài ra, Bộ Lương thực và Nông nghiệp Liên bang Đức cũng tổ chức cuộc thi nông nghiệp hữu cơ hàng năm để khen thưởng các trang trại lớn có đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, đưa ra cơ chế khuyến khích chuyển đổi trang trại truyền thống và nâng cao nhận thức cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ. Mục tiêu của chính phủ Đức, đến năm 2030 mở rộng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ của đất nước lên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Ch Tú (theo Khoa hc công ngh nông nghip)

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây