Khan hiếm hạt cacao có ảnh hưởng gì tới nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng sôcôla

STNN – Sự thiếu hụt hạt cacao đã dẫn đến việc các nhà máy chế biến ở Côte d’Ivoire và Ghana gần như đóng cửa trong khi hai quốc gia chiếm 60% sản lượng hạt cacao toàn cầu. Với việc các nhà sản xuất sôcôla trên khắp thế giới phụ thuộc vào cacao ở Tây Phi, có mối lo ngại đáng kể về tác động đến giá sôcôla và sinh kế của nông dân. 

Hình minh họa – Nguồn: Internet.

Tại sao sản lượng cacao giảm mạnh ở Tây Phi?

Nhà nghiên cứu cacao Michael Odijie giải thích nguyên nhân thiếu hụt do ba yếu tố: môi trường, chu kỳ kinh tế liên quan và con người.

Yếu tố môi trường chính là sự tác động của hiện tượng thời tiết El Nino, khiến thời tiết ở Tây Phi trở nên khô hơn. Điều này đã góp phần gây ra các vấn đề liên quan đến trang trại, chẳng hạn như bệnh sưng chồi do virut gây ra. Kết quả là Ghana đã mất mùa trên gần 500.000 ha đất trong những năm gần đây.

Chu kỳ kinh tế của sản xuất cacao đề cập đến các mô hình mở rộng và thu hẹp cố hữu trong canh tác cacao. Ví dụ, khi cây cacao già đi, chúng dễ bị bệnh, đòi hỏi chi phí chăm sóc cao. Trong lịch sử, nông dân có xu hướng từ bỏ các trang trại cũ và bắt đầu lại từ những cánh rừng mới. Thật không may, việc tìm kiếm những khu rừng mới hiện nay ngày càng khó khăn. Có lẽ vấn đề nghiêm trọng nhất là thiếu đền bù công bằng cho sản xuất cacao bền vững.

Yếu tố con người bao gồm những thách thức như khai thác trái mỏ phép, đã xảy ra ở nhiều trang trại ở Ghana. Đôi khi, nông dân cho những người khai thác mỏ trái phép thuê đất của họ, đổi lại họ sẽ nhận lại một khoản tiền. Các hoạt động khai thác này làm suy giảm chất lượng đất, không phù hợp cho việc trồng cacao.

Thị trường toàn cầu về sôcôla và các sản phẩm từ sôcôla đang trên đà phát triển và được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn 4% mỗi năm trong vài năm tới. Nhu cầu cacao ngày càng tăng này nhấn mạnh tính cấp bách trong việc giải quyết các vấn đề đan xen liên quan đến tính bền vững của ngành.

Hành động của chính phủ Tây Phi để phục hồi ngành cacao

Vào tháng 2/2024, Hội đồng Cacao Ghana (Cocobod), cơ quan quản lý ngành cacao của nước này, đã bảo đảm khoản vay 200 triệu USD của Ngân hàng Thế giới (World Bank) để phục hồi các đồn điền bị ảnh hưởng bởi bệnh sưng chồi. Hội đồng quản trị sẽ tiếp quản các trang trại bị bệnh, loại bỏ và thay thế những cây cacao bị bệnh, đồng thời chăm sóc các cây trồng mới đến giai đoạn đậu quả trước khi trả lại cho nông dân.

Việc Cocobod vay vốn để hỗ trợ nông dân là một việc làm đã có từ lâu đời ở Ghana. Chẳng hạn, vào năm 2018, Cocobod đã sử dụng một phần khoản vay trị giá 600 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Châu Phi (African Development Bank) để phục hồi các đồn điền già cỗi và những đồn điền bị dịch bệnh tấn công. Và khi bắt đầu vụ thu hoạch hiện tại vào tháng 10, giá sản xuất đã tăng lên: nông dân được trả nhiều tiền hơn giá cả toàn cầu tăng vọt. Ngoài ra, Ghana Cocobod đã thành lập một đội đặc nhiệm để bảo vệ các trang trại cacao khỏi tác hại của việc khai thác mỏ. Họ đã hợp tác với cảnh sát để ngăn chặn nạn buôn lậu cacao sang các nước láng giềng, đặc biệt là những nước có đồng tiền mạnh hơn.

Ở Côte d’Ivoire, tương đối ít hành động được thực hiện. Có vẻ như chính phủ vẫn đang đánh giá tình hình. Tuy nhiên, đã có các biện pháp nhằm hạn chế buôn lậu cacao, do tình trạng thiếu hụt đang đẩy giá cacao lên cao ở các nước láng giềng. Côte d’Ivoire được hưởng lợi từ nhiều chương trình bền vững do các tập đoàn đa quốc gia khởi xướng. Đáng tiếc là một số chương trình không tiết lộ dữ liệu của họ, khiến các học giả khó tiếp cận và phân tích thông tin. Nhìn chung, các chính phủ châu Phi vẫn chưa giải quyết được các vấn đề cơ cấu quan trọng trong các biện pháp can thiệp của họ.

Nền kinh tế của người trồng cacao và các nước sản xuất cacao bị ảnh hưởng như thế nào?

Ở cấp độ trang trại, mặc dù việc tăng giá ban đầu có vẻ có lợi cho nông dân nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Sản lượng giảm dẫn đến thu hoạch trung bình ít hơn, điều đó có nghĩa là về tổng thể, nông dân không kiếm được nhiều tiền hơn. Vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn bởi những thách thức kinh tế gần đây ở Tây Phi, như lạm phát cao và mất giá tiền tệ, đặc biệt là ở Ghana. Những yếu tố này đã khiến nông dân ngày càng nghèo hơn.

Một tác động khác của việc giảm sản lượng là giảm hoạt động chế biến cacao trong nước. Các cơ sở chế biến lớn của châu Phi ở Côte d’Ivoire và Ghana đã ngừng hoạt động hoặc giảm công suất chế biến vì không đủ khả năng mua hạt cacao thô. Điều này có thể có nghĩa là giá sôcôla trên toàn thế giới sẽ tăng cao. Điều này lại ảnh hưởng xấu đến các đơn vị sản xuất.

Tuy nhiên, các nước châu Phi sản xuất cacao đã có những bước đi đầu tiên trong việc đàm phán. Bây giờ là thời điểm thích hợp để các quốc gia này đoàn kết và đàm phán những điều kiện có lợi hơn cho nông dân trồng cacao của họ.

Liệu các nhà sản xuất sôcôla có chuyển sang sử dụng cacao thay thế không?

Đó là điều khó tránh khỏi vì tiếp tục trồng cacao trong điều kiện hiện tại là giải pháp phát triển không bền vững. Trên thực tế, các nhà sản xuất sôcôla đang được tiến hành sản xuất sôcôla với sự gia tăng của các sản phẩm tương đương với bơ cacao, cocoa extenders và hương vị nhân tạo (hương vị tổng hợp hoặc giống hệt tự nhiên bắt chước hương vị của sôcôla mà không cần cacao).

Công ty Planet A Foods của Đức là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này. Sôcôla được sản xuất không chứa cacao, công nghệ được áp dụng để biến đổi các thành phần như yến mạch và hạt hướng dương thành chất thay thế cho khối cacao và bơ.

Nhìn chung, điều này có lợi cho tất cả mọi người. Nhu cầu về cacao đã dẫn đến nạn phá rừng hàng loạt và lượng khí thải carbon đáng kể, những vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu. Hơn nữa, việc thúc đẩy trồng trọt đã dẫn đến nhiều hình thức lạm dụng lao động. Khám phá các lựa chọn thay thế cacao chính là một phần của giải pháp.

Minh Dịu (theo Phys.org)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây