Cách trồng thủy canh các loại thảo mộc trong nhà

STNN – Phương pháp thủy canh giúp bạn tạo nên một khu vườn thảo mộc tuyệt đẹp ngay trong không gian nhà bạn mà không cần phải bận tâm về vấn đề vệ sinh đôi tay.

Cách trồng thủy canh các loại thảo mộc trong nhà
Hình minh họa – Nguồn: ADOBE STOCK.

Chắc hẳn đôi lần bạn làm một món ăn và nhận ra rằng chúng sẽ có hương vị ngon hơn nếu như có một ít lá thảo mộc như húng quế, rau mùi,… Ngày nay, rau gia vị khô rất tiện lợi nhưng những loại thảo mộc có lá như thì là, rau mùi tây, húng quế có thể sẽ bị thay đổi hương vị sau khi sấy khô; và bạn không thể lưu trữ chúng trong những chiếc hộp kín trong thời gian dài.

Tự tay trồng những loại thảo mộc này không có nghĩa là bạn cần bắt đầu một với một khu vườn và tốn nhiều thời gian, công sức để chăm sóc. Làm vườn thủy canh, có thể giúp giải quyết nhiều nhược điểm của cách làm vườn truyền thống, giúp bạn hiện thực hóa ước mơ có khu vườn thảo mộc trong nhà của riêng mình.

Bốn lý do khiến bạn nên tạo một vườn thủy canh cho các loại thảo mộc

1. Tiết kiệm nước

Theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, hệ thống thủy canh sử dụng lượng nước ít hơn tới 10 lần so với các phương pháp tưới vườn truyền thống vì nước được thu giữ và tái sử dụng, khiến khu vườn thảo mộc trong nhà trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.

2. Tối đa hóa không gian

Hầu hết các hệ thống thủy canh đều có diện tích rất nhỏ vì bộ rễ không cần phải xòe ra nhiều để tiếp cận chất dinh dưỡng và độ ẩm. Điều này có nghĩa là bạn có thể trồng nhiều cây hơn trong không gian ít hơn.

3. Tiết kiệm sức lao động và không đòi hỏi nhiều kiến thức

Bạn cần rất nhiều công sức để có thể làm đất khi trồng cây theo phương pháp truyền thống, nhưng với phương pháp trồng thủy canh, bạn vừa tiết kiệm được công sức và thời gian.

Ngoài ra, với một khu vườn thảo mộc trong nhà, bạn không cần phải học bất cứ điều gì về luân canh, đào xới hoặc làm cỏ.

4. Có sẵn thảo mộc vào bất kỳ mùa nào

Khi bạn mang khu vườn thảo mộc vào trong nhà, khí hậu bên ngoài không còn quyết định khi nào bạn có thể trồng các loại thảo mộc yêu thích của mình.

Một số loại thảo mộc trồng trong vườn thủy canh

Hãy tập trung vào việc trồng các loại thảo mộc mà mình sẽ sử dụng trong những món ăn ưa thích. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu tươi “vô tận” cho các món ăn và đồ uống của mình.”

Mùi tây: Chứa nhiều vitamin K, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Ngoài ra, nó còn chứa apingenin, một chất chống oxy hóa hỗ trợ tổn thương gốc tự do. Mùi tây tạo thêm hương vị cho các món kho và món hầm, đồng thời có thể ép lấy nước và thêm vào sinh tố.

Rau ngò: Ngò có liên quan đến việc liên kết cơ thể với kim loại nặng. Nó chứa vitamin A, C và K. Thêm ngò vào nước sốt salad, cơm, món xào, súp và món ăn Mexico.

Húng quế: Húng có thể dùng kèm salad, phô mai mozzarella và thậm chí cả sữa chua với một ít lá hoặc làm sốt pesto.

Bạc hà: Vị cay nồng của bạc hà có tính mát, có lợi cho hệ tiêu hóa và mang lại hơi thở thơm mát. Bạn có thể thêm bạc hà vào món tráng miệng sô cô la, món rau hoặc trà.

Rau kinh giới: Loại thảo dược này là một chất chống oxy hóa cũng có đặc tính kháng khuẩn. Đây là loại rau gia vị được nhiều người ưa thích

Thì là: Rau thì là rất giàu vitamin A, C và K, nhưng hương vị có thể bị giảm đi khi đun ở nhiệt độ cao. Hãy thả rau thì là vào cuối quá trình nấu. Thì là kết hợp tốt với nhiều món ăn kiểu Scandinavi, chẳng hạn như cá, trứng và salad.

Cây xô thơm: Hương thơm sắc nét không thể nhầm lẫn và vị đất của cây xô thơm trở nên mạnh mẽ hơn khi được sấy khô. Cây xô thơm chứa vitamin K rất phù hợp với các món ăn mặn như nước thịt và các món đậu.

Cách thức trồng cây thủy canh trong nhà

Để trồng cây thủy canh trong nhà, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu cần thiết, như:

Chậu đựng: Bạn cần chọn một chậu đựng phù hợp để trồng cây. Chậu đựng nên có kích thước vừa phải, không quá lớn hoặc quá nhỏ so với cây.

Nước dinh dưỡng: Bạn cần chuẩn bị nước dinh dưỡng để tưới cho cây. Nước dinh dưỡng có thể mua sẵn hoặc tự pha chế tại nhà.

Đèn chiếu sáng: Nếu không gian trồng cây của bạn không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn cần chuẩn bị đèn chiếu sáng để bổ sung ánh sáng cho cây.

Lựa chọn loại cây phù hợp cho từng môi trường: Bạn cần lựa chọn loại cây phù hợp với điều kiện môi trường và không gian sống của mình. Một số yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn loại cây bao gồm ánh sáng, độ ẩm và nhiệt độ.

Minh Dịu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây