Chuyển cây sang chậu mới: 5 trường hợp cần đặc biệt lưu ý

STNN – Đặc biệt, trong năm trường hợp dưới đây, khi chuyển chậu, nếu bạn thao tác không đúng, có thể sẽ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Trồng và chăm sóc hoa là một hoạt động vô cùng thú vị trong cuộc sống của chúng ta. Khi nhìn thấy những cây hoa mình dày công chăm sóc lớn lên từng ngày, sinh sôi nảy nở, trổ bông rực rỡ và tỏa hương thơm ngát, một cảm giác mãn nguyện và hạnh phúc trào dâng đến khó tả. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc cây, việc chuyển chậu đòi hỏi bạn cần thực hiện một cách cẩn thận. Bạn cần đặc biệt chú ý năm trường hợp dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Khi hoa đang nở rộ

chuyển chậu cho cây: 5 trường hợp cần đặc biệt lưu ý

Khi hoa đang nở rộ, sức sống của chúng là mạnh mẽ nhất, song bộ rễ cũng mẫn cảm nhất. Khi đó, việc chuyển chậu rất dễ làm mất cân bằng sinh trưởng của cây, dẫn đến việc hoa sẽ bị héo, thậm chí gốc hoa cũng bị lụi tàn. Do đó, đối với hoa đang nở rộ, tốt nhất là tránh chuyển chậu. Trong trường hợp nhất định phải chuyển chậu, bạn nên chọn thời điểm khi cây hoa đã sắp tàn hoặc sắp trổ bông và đảm bảo thao tác nhẹ nhàng, tránh làm hư hại bộ rễ.

Trường hợp thứ hai: Cây đang được trồng trong đất có độ ẩm cao

Chuyển cây sang chậu mới: 5 trường hợp cần đặc biệt lưu ý

Trong trường hợp cây hoa đang được trồng trong chậu đất ẩm ướt, bộ rễ của cây và đất được gắn kết rất chặt chẽ, vì vậy khi đổi chậu cũng cần cẩn thận hơn để không làm hư bộ rễ. Nếu đất quá ẩm ướt, hãy chờ để đất khô ráo hơn rồi mới tiến hành đổi chậu. Khi đổi chậu, hãy vỗ nhẹ quanh chậu hoa để đất và bộ rễ tách rời, sau đó cẩn thận nhấc cây hoa ra khỏi chậu.

Trường hợp thứ ba: Cây trồng môi trường có nhiệt độ cao hoặc thấp

Chuyển cây sang chậu mới: 5 trường hợp cần đặc biệt lưu ýKhi đang được trồng ở môi trường có nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp, tốc độ sinh trưởng của cây hoa sẽ chậm, thậm chí sẽ còn có tình trạng cây “tạm ngủ”, ngừng sinh trưởng và phát triển. Trong môi trường như vậy, việc chuyển chậu khiến cây hoa sẽ phải cần nhiều thời gian để hồi phục và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để thích nghi với môi trường mới, từ đó dễ phát sinh ra các vấn đề khác. Do đó, hãy chọn thời điểm trong năm có nhiệt độ vừa phải để thay chậu. Nếu buộc phải thay chậu vào mùa có nhiệt độ cao hoặc thấp, cần chú ý cách nhiệt và giữ ẩm để tránh áp lực quá lớn lên cây.

Trường hợp thứ tư: Cây mới giâm cành

chuyển chậu cho cây: 5 trường hợp cần đặc biệt lưu ýTrường hợp này, bộ rễ của cây hoa chưa phát triển nên rất mỏng manh, việc chuyển chậu dễ làm hư bộ rễ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của hoa. Do đó, sau khi giâm cành không được đổi chậu ngay, hãy đợi tới khi bộ rễ của cây phát triển đủ khỏe, để đảm bảo sự sinh trưởng của cây.

Trường hợp thứ năm: Sang chậu cho loài cây yếu

Đối với các loài hoa tăng trưởng kém, việc chuyển chậu có thể sẽ khiến hoa bị “stress”, dẫn đến việc chúng không thể thích nghi được với môi trường mới và bị héo úa. Với những loài cây yếu đuối, mong manh này, trước khi đổi chậu cần chắc chắn cây đang trong tình trạng sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu cây hoa tăng trưởng kém, có thể tiến hành dưỡng cây trước, đợi tới lúc cây hoa phục hồi thì tiến hành đổi chậu.

Chuyển chậu cho cây: 5 trường hợp cần đặc biệt lưu ýNhư vậy, trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh, việc chuyển chậu cần được thực hiện một cách cẩn thận. Đối với năm trường hợp kể trên, khi đổi chậu càng phải cẩn thận hơn nữa, tránh những sai sót gây ra kết quả không tốt.

Đồng thời, trước khi chuyển chậu cũng cần chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo rằng cây hoa có thể thích nghi với môi trường mới và tăng trưởng tốt. Khi thực hiện đúng những điều này, chúng ta có thể trải nghiệm sự thú vị của quá trình trồng, chăm sóc hoa và nhận được thành quả xứng đáng cho sự chăm sóc tỉ mỉ ấy. Từ đó, chúng ta có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp và mùi hương mà những đóa hoa mang lại.

Trà My (TH)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây