Đài Loan: Từ “đảo thuốc trừ sâu” đến đảo sinh thái (kỳ 3)

STNN – Trong những năm gần đây, các trang trại hữu cơ ở Đài Loan mọc lên như nấm sau mưa. Để tiếp thị cho những trang nhỏ chưa có danh tiếng này, Cục Nông lương ủy quyền cho Đại học Nghi Lan xây dựng các trang web trực tuyến để người tiêu dùng có thể tìm hiểu rau họ mua đến từ trang trại nào và đặt hàng trực tiếp từ nông dân.

Vườn trên sân thượng
Vườn trên sân thượng – Nguồn: taipeitimes

Những vườn rau trên sân thượng

Ở Đài Loan, việc trồng rau trong hộp xốp hoặc chậu nhựa trên ban công hoặc trên tầng cao nhất của các khu chung cư rất phổ biến, được gọi là “trồng trên cao”. Họ sử dụng khung để nâng các hộp rau nhựa được bày biện gọn gàng và xếp chồng lên nhau trên kệ, giải quyết hoàn toàn tình trạng đất bẩn sau khi bón phân. Chậu rau cũng vậy, được thiết kế đặc biệt, sẽ không rơi kể cả khi có bão hoặc mưa lớn.

Trồng rau và bán cho nhân viên

Tại thị trấn Thiện Hóa huyện Đài Nam, nhà sản xuất màn hình tấm lớn của Đài Loan là Công ty cổ phần điện tử Kỳ Mỹ (Chi Mei Optoelectronics Corporation, CMO) đã xây dựng một trang trại rau có diện tích 40 ha. Rau được trồng theo phương pháp hữu cơ để cung cấp cho bữa ăn của người lao động tại nhà máy. Vào mùa thu hoạch, còn có nhiều rau để bán giá rẻ cho công nhân viên.

Tại phía bắc, tập đoàn nhựa Formosa phát triển trang trại riêng, bán rau hữu cơ. Người sáng lập Formosa Plastics, Wang Yung-ching, làm phân trộn và trồng rau hữu cơ trên mái nhà, đồng thời tự làm phân trộn từ rác thải thực phẩm để cây vải trên tầng thượng ra hoa và kết trái. Trước khi Wang Yung-ching qua đời, tại tòa nhà Formosa Plastics ở Đài Bắc, cứ ba ngày lại có một xe chở rau, bán rau cho nhân viên.

Nông dân chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

Trong những năm gần đây, các trang trại hữu cơ ở Đài Loan như nấm mọc sau mưa. Để cải thiện hoạt động tiếp thị và quảng bá trực tuyến của các trang nhỏ chưa có danh tiếng này, Cục Nông lương còn ủy quyền cho Đại học Nghi Lan (một trường đại học công lập ở thành phố Nghi Lan, huyện Nghi Lan, Đài Loan) xây dựng trang web cho các trang trại này và thiết lập lập website trực tuyến “Trung tâm thương mại hữu cơ trực tuyến”, “Chợ nông dân hữu cơ”, “Hệ thống tích hợp trang trại hữu cơ”. Những “khu chợ” và “trung tâm mua sắm” này có rất nhiều sản phẩm hữu cơ như trái cây, rau quả, gạo, trà và tất cả các sản phẩm nông nghiệp hàng ngày đều có thể mua trực tuyến, người tiêu dùng có thể tìm hiểu rau họ mua đến từ trang trại nào và đặt hàng trực tiếp từ nông dân.

Với sự quan tâm của chính phủ và xu hướng xã hội, nhiều trang trại trước đây không sản xuất theo hướng hữu cơ, giờ đã bắt đầu vận hành trang trại hữu cơ. “Trang trại hữu cơ làng Bích La” thuộc sở hữu của anh em nhà họ Ngô ở thị trấn Phúc Hưng, huyện Đào Viên là một trong số đó. Ông chủ Ngô Quốc Cường thừa kế đất nông nghiệp do cha mẹ để lại, đã để đất nông nghiệp “ngủ yên” trong bảy năm nhằm mục đích làm sạch đất và khôi phục lại giá trị pH ban đầu. Sau đó, họ canh tác hữu cơ và tiếp tục mở rộng thành trang trại du lịch và giải trí. Trang trại của họ đã trở thành một điểm thu hút đặc biệt ở thị trấn Phúc Hưng, huyện Đào Viên. Ở Đài Loan có rất nhiều mô hình trang trại hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái và giải trí như vậy.

Diệu Huyền (theo Cuộc sống hữu cơ tự nhiên)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây