Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại rừng Cúc Phương

STNN – Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương sẽ góp phần đem lại những giá trị bền vững cho các bên liên quan, nhằm phát triển bền vững, sử dụng và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch.

Hình minh họa.

Vừa qua Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả “Xác định các cộng đồng trên địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, địa phương vùng đệm của Vườn có tiềm năng thực hiện du lịch sinh thái.”

Hội nghị nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu tư vấn của Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn da dạng sinh học và quản lý rừng bền vững (VFBC)” do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt triển khai năm 2022 và Tổ chức quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Thực hiện Hợp phần 6 về nghiên cứu Hỗ trợ tăng nguồn thu, hướng tới tài chính bền vững và tạo cơ hội việc làm từ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.

Tham dự Hội nghị có các đại biểu đại diện Ban quản lý dự án VFBC Trung ương, Văn Phòng WWF Hà Nội, Lãnh đạo VQG Cúc Phương, Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ, đại biểu Lãnh đạo xã Ân Nghĩa, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc xã Ân nghĩa. Về dự Hội nghị còn có các đại biểu đại diện Lãnh đạo các thôn giáp ranh của xã Ân Nghĩa, đại diện Trạm Kiểm lâm số 5, Tổ thực hiện dự án VFBC, Nhóm truyền thông – VQG Cúc Phương, đại diện Công ty du lịch và các hộ dân tại Bản Khanh (xã Ân Nghĩa).

Tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe Báo cáo xác định các cộng đồng trên địa bàn xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình có tiềm năng thực hiện du lịch sinh thái và các công ty du lịch có thể làm đối tác.

Theo đó, Báo cáo đã xác định được 5 cộng đồng có thể phát triển hoạt động du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gồm: Xóm Khanh, xóm Re, xóm Tưa, xóm Láo Thành và xóm Ngái, xóm Chẹ. Trong đó, xóm Khanh có tiềm năng nhất do đã có cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực du lịch.

Hội nghị đã xác định được Mô hình du lịch cộng đồng tại xóm Khanh dựa theo mô hình hợp tác xã du lịch gồm: 1 bản quản lý và 5 đội nhóm (đội đón tiếp và hướng dẫn khách, nhóm kinh doanh lưu trú, nhóm ẩm thực, nhóm văn nghệ, nhóm sản xuất hàng thủ công – đặc sản).

Qua đó Hội nghị đã lựa chọn được một số doanh nghiệp có tiềm năng hợp tác thực hiện du lịch sinh thái tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tình Hòa Bình và đề xuất hình thức thỏa thuận hợp tác.

Hội nghị cũng đã sôi nổi thảo luận và đưa ra các ý kiến đóng góp nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương xây dựng các mô hình sản phẩm và dịch vụ du lịch một cách phù hợp với điều kiện của tài nguyên du lịch, sử dụng và khai thác hiệu quả, đem lại những giá trị bền vững cho các bên liên quan nhằm phát triển bền vững, sử dụng và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, chia sẻ lợi ích góp phần nâng cao, phát triển kinh tế địa phương, gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp, giảm áp lực trong quản lý tài nguyên của VQG Cúc Phương.

Bảo Lâm

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây