Nghiên cứu do Đại học Leeds (Anh) thực hiện phát hiện ra rằng các sông băng ở Himalaya đang co lại chóng mặt, vượt xa tốc độ biến mất của các sông băng ở các khu vực khác trên thế giới.
Tiến sĩ Jonathan Carrivick, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Phát hiện cho thấy rõ ràng rằng các tảng băng đang biến mất khỏi các sông băng ở Himalaya với tốc độ nhanh hơn ít nhất 10 lần so với tỷ lệ trung bình trong nhiều thế kỷ qua. Sự gia tăng tốc độ biến mất chỉ xuất hiện trong vài thập kỷ qua, và trùng hợp với sự thay đổi khí hậu do con người gây ra".
Nghiên cứu đã so sánh các sông băng ngày nay với 14.798 sông băng ở Himalaya trong thời kỳ "Kỷ băng hà nhỏ" mở rộng vào khoảng 400-700 năm trước, với kết quả cho thấy các sông băng đã mất khoảng 40% diện tích trong thời gian chuyển tiếp tới thời kỳ tiếp theo. Trong khoảng thời gian đó, các sông băng cũng mất đi một lượng tương đương so với tất cả lượng băng hiện có ở dãy Alps ở trung tâm châu Âu, Caucasus và Scandinavia cộng lại.
Nước giải phóng do quá trình tan chảy đã khiến mực nước biển toàn cầu tăng từ 0,92 mm đến 1,38 mm.
Dãy núi Himalaya, thường được gọi là "Cực thứ ba", là nơi có lượng băng sông tập trung lớn thứ ba thế giới sau Nam Cực và Bắc Cực. Nước tan chảy đóng vai trò là đầu nguồn cho các hệ thống sông Brahmaputra, sông Hằng và sông Indus.
Theo Mard.gov.vn