STNN - Vào thời cổ đại, ở Trung Quốc, thỏ luôn được coi là con vật tốt lành. Trong đó, con thỏ nổi tiếng nhất ở Đôn Hoàng xuất hiện trong "Tam thố cung nhĩ đồ” bức bích họa nổi tiếng với ba con thỏ chung tai.
Việt Nam là quốc gia duy nhất có mèo là con giáp đại diện cho năm Mão. Tại các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, năm Mão đại diện bởi con thỏ. Mười hai con giáp có “Mão Thố” (Mão là ngôi thứ tư trong địa chi, Thố là Thỏ), truyền thuyết về Nguyệt Cung có “Ngọc Thố” (Thỏ Ngọc), trong giáo lý Phật giáo Tây Tạng, thỏ đóng vai trò là sứ giả mang mật pháp truyền cho người tu.
Đôn Hoàng là một điểm dừng chân chính trên Con đường tơ lụa cổ đại. Đôn Hoàng chiếm vị trí chiến lược tại ngã tư của Con đường tơ lụa cổ đại phương Nam và con đường chính dẫn từ Ấn Độ qua Lhasa đến Mông Cổ và Nam Siberia, cũng như kiểm soát lối vào Hành lang Hexi hẹp, dẫn thẳng đến trung tâm của các đồng bằng phía bắc Trung Quốc và các thủ đô cổ của Trường An (ngày nay được gọi là Tây An) và Lạc Dương. Đôn Hoàng nổi tiếng với các tượng Phật được khắc trong hang đá và được biết đến nhiều nhất với gần đó.
Hình "Ba con thỏ chung tai" nằm tại giếng nước trong hang động số 407. Ba con thỏ nối đuôi nhau chạy cùng một hướng, như đuổi tới đuổi lui, ngụ ý điềm lành viên mãn, trường sinh bất tận. Điều thú vị là ba con thỏ chỉ có ba cái tai, nhưng dù nhìn từ góc độ nào cũng sẽ không cảm thấy mâu thuẫn.
Hang động số 407 có từ thời nhà Tùy. Dựa trên điều này, các nhà sử học hiện nay cho rằng, mô hình ba con thỏ chung tai lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào thời nhà Tùy, khoảng 1.400 năm trước.
Hình tượng ba con thỏ chung tai cũng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Hoa văn kỳ diệu này không chỉ xuất hiện trong các nhà thờ ở Đức, mà còn ở các chùa miếu của triều đại Cổ Cách (một vương quốc cổ ở phía tây của Tây Tạng, lãnh thổ vương quốc tập trung tại huyện Zanda, địa khu Ngari của Khu tự trị Tây Tạng), trên các tấm đồng ở Iran, trên các mảnh gốm ở Ai Cập cổ đại, thậm chí ba người Anh đã viết một cuốn sách về Ba chú thỏ chung tai - mô tả nguồn gốc và sự lan truyền của biểu tượng nổi tiếng này.
Chúng ta chưa biết chính xác được nguồn gốc của ba con thỏ chung tai, nhưng có rất nhiều cách giải thích về bức tranh này. Một số người tin rằng, nó có nghĩa là "ba phần ba của một phần ba", một tỷ lệ kỹ thuật huyền bí; hay, ba con thỏ rừng đuổi theo không ngừng, có liên quan đến khả năng sinh sản và liên quan tới "chu kỳ mặt trăng" thần bí.
Các học giả Trung Quốc cũng đã suy đoán rằng nó có thể đến từ một quẻ trong "Kinh Dịch": Tam Dương Khai Thái. Trong các hoa văn trang trí truyền thống, tam dương thường được miêu tả là hình ảnh của ba con dê. Tuy nhiên, để tránh điều kiêng kỵ họ Dương của hoàng đế nhà Tùy, hình dê đã được đổi thành hình thỏ, và vì hình ảnh này phần lớn xuất phát từ nơi Phật giáo, nên cũng có thuyết “ba đời luân hồi” của kiếp quá khứ, kiếp hiện tại và kiếp vị lai.
Chử Cường (ST)