STNN - Nhằm bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch tiểu vùng Đồng Tháp Mười, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng phục vụ du khách, tỉnh Tiền Giang chủ trương mở rộng vùng đệm cho Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.
- Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn biển và ven biển đạt 3 – 5% diện tích tự nhiên
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: khó khăn càng lớn, tinh thần càng cao
Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười nằm trên địa bàn xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước. Cùng với vùng lõi hiện hữu gần 107 ha, tỉnh Tiền Giang sẽ mở rộng thêm vùng đệm 244 ha cho Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười qua 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 (2024-2025): Thu hồi 60 ha để trồng rừng, mở rộng khu bảo tồn hiện hữu, trong đó có 30 ha nằm ở phía Bắc và 30 ha nằm ở phía Nam khu bảo tồn.
Giai đoạn 2 (2026-2030): Tỉnh sẽ mở rộng phần còn lại trên cơ sở xác định lộ trình phù hợp.
UBND huyện Tân Phước đang mời gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái tiểu vùng Đồng Tháp Mười, trong đó Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười là một trong những điểm tham quan, du lịch hấp dẫn du khách.
Hiện tại huyện Tân Phước đã đầu tư nhiều hạng mục phục vụ du lịch, như: bến bãi đậu cho tàu, xe, trạm dừng chân, cầu tàu, đường nội bộ, đài quan sát chim và ngắm cảnh khu bảo tồn.
Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) được thành lập vào năm 2000, với diện tích 106,8 ha, trong đó có 36 ha tràm là khu trung tâm, nơi dẫn dụ chim mồi. Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn được xác định có diện tích 1.800 ha, chủ yếu là rừng tràm. Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười được xem là đẹp nhất vùng Đồng Tháp Mười.
Trà My