Lần đầu tiên, sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu

STNN – Ngày 17/01/2024, EU đăng công báo Quy định thực hiện Quy chế (EU)2024/286 ký ngày 16/01/2024, sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu vào Liên minh một số hàng hóa từ một số nước thứ ba thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu.

là lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.
Hình minh họa.

Theo đó, các mặt hàng của Việt Nam vào EU sẽ chịu giám sát cửa khẩu là ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%. Liên quan đến các lô hàng sầu riêng (Durio zibethinus ) từ Việt Nam, dữ liệu từ thông báo của RASFF (Hệ thống cảnh báo nhanh về thực phẩm và thức ăn gia súc) và thông tin về các biện pháp kiểm soát chính thức do các Quốc gia Thành viên thực hiện cho thấy sự xuất hiện của những rủi ro mới đối với sức khỏe con người do có thể bị ô nhiễm bởi dư lượng thuốc trừ sâu; do đó, cần phải yêu cầu tăng cường mức độ kiểm soát chính thức đối với việc nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam. Như vậy, đây là lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu tại cửa khẩu với tần suất 10%.

Cũng tại Quy định này, đậu bắp (thực phẩm – tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh) và thanh long (thực phẩm – tươi hoặc ướp lạnh) vẫn nằm trong phụ lục II (thêm yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng từ Việt Nam) với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20% tại cửa khẩu EU.

Quy định có hiệu lực 20 ngày sau ngày đăng công báo.

Thông tin chi tiết xin tham khảo tại đây.

5 gợi ý có thể được áp dụng nhằm giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong các mặt hàng nông sản:

  1. Nâng cao quản lý nông nghiệp hữu cơ: Khuyến khích việc sử dụng phương pháp canh tác hữu cơ và bảo vệ thực vật hữu cơ. Nông nghiệp hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp, từ đó giảm dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm xuất khẩu.
  2. Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học: Ứng dụng các kỹ thuật kiểm soát sinh học như sử dụng côn trùng, vi khuẩn để kiểm soát sâu bệnh và côn trùng gây hại thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hóa học.
  3. Áp dụng phương pháp quản lý tích hợp: Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp quản lý dịch bệnh và sâu bệnh như kiểm soát sinh học, kiểm soát vật lý và sử dụng thuốc trừ sâu hóa học chỉ khi cần thiết và có sự giám sát chặt chẽ.
  4. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ: Tăng cường nghiên cứu và phát triển công nghệ liên quan đến kiểm soát sâu bệnh và côn trùng gây hại, bao gồm việc phát triển thuốc trừ sâu tự nhiên và an toàn hơn cho môi trường.
  5. Đảm bảo tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm: Tăng cường tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và chất lượng trong quá trình sản xuất, thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Khánh Hà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây