Rái cá biển giúp ngăn chặn sự suy giảm rừng tảo bẹ trên diện rộng ở California trong thế kỷ qua

STNN – Sự tăng trưởng của quần thể rái cá biển phía Nam California đã giúp hồi sinh hệ sinh thái tảo bẹ bằng cách tăng khả năng phục hồi trước các tác nhân gây áp lực môi trường, bao gồm cả hiện tượng đại dương nóng lên một cách nhanh chóng.

Rái cá biển đã giúp ngăn chặn sự suy giảm rừng tảo bẹ trên diện rộng ở California trong thế kỷ qua
Hình minh họa – Nguồn: Monterey Bay Aquarium.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những thay đổi đáng kể về rừng tảo bẹ trong khu vực dọc theo bờ biển California trong khoảng thời gian 100 năm. Trong thời gian này, tán rừng tảo bẹ dọc theo bờ biển miền Trung đã gia tăng đáng kể, khu vực duy nhất của California nơi rái cá biển phía Nam sống sót sau khi bị săn bắt gần như tuyệt chủng để lấy lông vào những năm 1800. Ngược lại, độ che phủ tảo bẹ lại giảm ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Ở quy mô thế kỷ, tác động thuận lợi của loài này đối với các khu rừng tảo bẹ dọc theo bờ biển miền Trung gần như bù đắp cho sự suy giảm của tảo bẹ dọc theo cả phía bắc và phía nam California. Vì vậy, dẫn đến sự suy giảm tổng thể chỉ nhẹ trên toàn tiểu bang trong giai đoạn này.

Các nhà nghiên cứu của Monterey Bay Aquarium củng cố mối liên hệ giữa rái cá biển và sức khỏe lâu dài của rừng tảo bẹ California trong một nghiên cứu mới được công bố hôm nay. Bài báo đăng trên tạp chí PLOS Climate cho thấy sự gia tăng số lượng rái cá biển trong thế kỷ trước đã nâng cao khả năng phục hồi của rừng tảo bẹ ở bang này. Phát hiện này củng cố tầm quan trọng của việc bảo tồn và phục hồi loài rái cá biển phía nam đang bị đe dọa và nêu bật một giải pháp tiềm năng dựa trên thiên nhiên để khôi phục rừng tảo bẹ dọc theo bờ biển California và có lẽ xa hơn nữa.

Nghiên cứu cho thấy những thay đổi đáng kể về tán tảo bẹ trong khu vực trong khoảng thời gian 100 năm, từ 1910 đến 2016.

Trong thời gian này, tán rừng tảo bẹ dọc theo bờ biển miền Trung đã gia tăng đáng kể, khu vực duy nhất của California nơi rái cá biển phía Nam sống sót sau khi bị săn bắt gần như tuyệt chủng để lấy lông vào những năm 1800.

Ở quy mô thế kỷ, tác động thuận lợi của loài này đối với các khu rừng tảo bẹ dọc theo bờ biển miền Trung gần như bù đắp cho sự mất mát của tảo bẹ dọc theo cả miền bắc và miền nam California dẫn đến sự suy giảm tổng thể nhẹ trên toàn tiểu bang trong giai đoạn này.

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rừng tảo bẹ rộng lớn hơn và có khả năng chống chọi tốt hơn với biến đổi khí hậu, nơi rái cá biển đã tái chiếm bờ biển California trong thế kỷ qua. Khi không có rái cá biển, rừng tảo bẹ đã giảm đáng kể. Trên thực tế, chúng tôi nhận thấy mật độ quần thể rái cá biển như là yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về sự thay đổi độ che phủ của tán tảo bẹ trong khoảng thời gian hàng trăm năm này”, tác giả chính Teri Nicholson, Nhà sinh vật học nghiên cứu cấp cao của Chương trình Rái cá biển Vịnh Monterey cho biết.

Các nhà khoa học thủy cung đã sử dụng các khảo sát lịch sử về rừng tảo bẹ có niên đại từ đầu những năm 1900 để thực hiện các ước tính chi tiết về phạm vi tán, sinh khối và khả năng lưu trữ carbon – đồng thời điều chỉnh sự thay đổi hàng năm và sự khác biệt trong các phương pháp khảo sát.

Điều này cho phép các nhà khoa học kiểm tra xu hướng rừng tảo bẹ của California trong một khoảng thời gian dài hơn, quay trở lại hơn 60 năm trước khi có dữ liệu từ các cuộc khảo sát hiện đại dựa trên hình ảnh trên không hoặc vệ tinh.

Sau đó, nhóm nghiên cứu so sánh các ước tính lịch sử đã được sửa chữa và thận trọng với các bộ dữ liệu hiện đại và sử dụng khung học máy để đánh giá các động lực thay đổi chủ yếu trong thế kỷ qua.

Jess Fujii, Giám đốc Chương trình Rái cá biển tại Monterey Bay Aquarium, cho biết: “Việc sử dụng các bản đồ lịch sử mang lại cơ hội quan trọng giúp chúng tôi kiểm tra xu hướng rừng tảo bẹ dài hạn. Quan điểm rộng hơn này rất quan trọng để hiểu các xu hướng liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển các chiến lược bảo tồn dựa trên cơ sở khoa học hiệu quả.”

Trên toàn tiểu bang, dữ liệu chỉ cho thấy tỷ lệ quẩn thể tảo bẹ giảm 6% từ năm 1910 đến năm 2016. Tuy nhiên, những thay đổi trong các khu vực lại khác nhau. Tán tảo bẹ giảm ở khu vực phía bắc và phía nam lần lượt là 63% và 52%. Ngược lại, nó gia tăng gần như khắp mọi nơi trên khắp duyên hải miền Trung, chiếm khoảng 56% diện tích rừng tảo bẹ.

Mặc dù mô hình cho thấy mật độ quần thể rái cá biển là yếu tố dự báo mạnh nhất về sự thay đổi độ che phủ của tảo bẹ nhưng nó cũng xác định các yếu tố khác, bao gồm cả sức nóng cực độ của biển do biến đổi khí hậu.

Kyle Van Houtan, Nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Duke, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Ngày nay, sức nóng cực độ ở đại dương rất dữ dội và dai dẳng. Bắt đầu từ một thập kỷ trước, mối đe dọa này hiện ảnh hưởng đến hơn một nửa bề mặt đại dương”.

“Đây là một vấn đề lớn đối với rừng tảo bẹ vì căng thẳng nhiệt độ thường xuyên làm suy yếu sự sinh sôi và phát triển của tảo bẹ. Hệ sinh thái rất phức tạp và để mang lại cho chúng cơ hội tốt nhất để sống sót sau những thay đổi khắc nghiệt này, chúng cần tất cả các bộ phận cấu thành của chúng. Rái cá biển, tất nhiên, là có ảnh hưởng lớn đến rừng tảo bẹ Thái Bình Dương. Các nghiên cứu lịch sử như thế này là minh chứng quan trọng cho động lực này về lâu dài.”

Hệ sinh thái rừng tảo bẹ khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích, bao gồm đóng vai trò là nơi ươm trồng thủy sản, giảm xói mòn bờ biển do bão và góp phần lưu trữ carbon. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc đưa rái cá trở lại các khu vực thuộc phạm vi lịch sử của chúng có thể giúp phục hồi rừng tảo bẹ và khôi phục lợi ích của rái cá ở nhiều nơi hơn dọc theo bờ biển California.

Hoàng Thiên (Theo Sciencedaily)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây