Rừng Cúc Phương vừa có ba năm liên tiếp dành được giải thưởng "Vườn Quốc gia hàng đầu châu lục" do World Travel Awards trao tặng.
Mới đây trên lễ trao giải thưởng du lịch danh giá World Travel Awards (WTA), rừng Quốc gia Cúc Phương đã vinh dự được trao giải thưởng "Vườn Quốc gia hàng đầu châu lục". Đây là năm thứ 3 liên tiếp rừng Cúc Phương có được danh hiệu này từ năm 2019. Để có được danh hiệu này, rừng Quốc gia Cúc Phương đã đánh bại nhiều đối thủ sừng sỏ đến từ những quốc gia khác như: Chitwan (Nepal), Kinabalu (Malaysia), Komodo (Indonesia), Minneriya (Sri Lanka)...
Giải thưởng WTA được xem là "Oscar của du lịch thế giới", ra đời từ năm 1993 để ghi nhận, tôn vinh các thương hiệu du lịch, lữ hành, khách sạn hàng đầu thế giới và khu vực. Giải thưởng được bình chọn bởi các chuyên gia du lịch, độc giả trên khắp thế giới.
Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Rừng nằm cách Hà Nội 120 km, trên địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Cúc Phương có diện tích hơn 22.000 ha, chủ yếu được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới, và là nhà của hơn 2.200 thực vật bậc cao và rêu, 122 loài bò sát, 66 loài cá, gần 2.000 loài côn trùng, 135 loài thú, 117 loài động vật có vú. Trong đó có nhiều loài thú quý hiếm đang sinh sống tại đây như voọc quần đùi trắng, báo gấm, gấu ngựa. Ngoài ra, Cúc Phương còn là nơi cư trú của 300 loài chim và hàng trăm loài bướm đẹp và lạ.
Nơi đây còn có hệ thống hang động đẹp, có giá trị khảo cổ lớn như động Sơn Cung, Phò Mã Giáng...Ngoài sự đa dạng sinh học đáng quý còn được bảo tồn thì Cúc Phương còn được biết đến với những giá trị lịch sử và khảo cổ lớn: Động Tràng Khuyển, hang Chùa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang động, hang Con Moong, hang Sán Hồ…
Với việc đứng thứ nhất ở ba năm liên tiếp của một giải thưởng uy tín đã nói lên sự quý giá của rừng Quốc gia Cúc Phương đối với Việt Nam. Đây là cơ hội để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quảng bá du lịch sinh thái không chỉ với thị trường du lịch nội địa mà cả thị trường du lịch quốc tế góp phần "phá băng" cho toàn ngành du lịch nước ta trong bối cảnh dịch bệnh song vẫn gìn giữ và bảo tồn thiên nhiên cho thế hệ tương lai.
Hoàng Sơn (t/h)