Trồng thêm được hơn một triệu cây sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh là một giống sâm quý không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Tuy nhiên việc khai thác quá mức đã khiến giá sâm đẩy lên cao ngất ngưởng. 

Sau 1 năm gieo hạt, đến cuối tháng 10/2021, sâm Ngọc Linh tại các vườn ươm tỉnh Kon Tum bắt đầu rụng lá, người trồng sâm hay gọi là cây “ngủ đông”. Trong tháng 11, những người trồng sâm Ngọc Linh ở Kon Tum hoàn thành vụ trồng mới trên đỉnh Ngọc Linh. So với truyền thống, những năm qua, người trồng sâm Kon Tum bắt đầu vụ trồng mới muộn hơn 5 tháng, sẽ giúp củ sâm to, khỏe, cho tỷ lệ cây sống cao hơn. Trong năm 2021, Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum đạt hơn 1 triệu cây sâm Ngọc Linh được trồng mới.

Người dân chăm sóc cây sâm Ngọc Linh. Ảnh: TTXVN

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax Vietnamensis, thuộc họ Cuồng cuồng. Đây là loại sâm quý, được tìm thấy chủ yếu tại miền Trung Trung Bộ của Việt Nam. Do dược sĩ Đào Kim Long phát hiện trên núi Ngọc Linh vào năm vào năm 1973.

Loại sâm này có dạng thân thảo, sống lâu năm, thoạt nhìn sẽ rất giống nhân sâm Triều Tiên. Sâm thường mọc dọc theo bờ suối hoặc có thể xuất hiện ở nơi nào đất có nhiều dinh dưỡng ở độ cao từ 1000 – 2000m. Đặc biệt, nhờ có giá trị kinh tế cao mà sâm Ngọc Linh được ví như “cây đẻ trứng vàng” của người dân. Nó được đánh giá cao hơn sâm của Hàn Quốc. Thậm chí, được mệnh danh là sâm tốt nhất thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa đến 52 Saponin và hơn một nửa trong số đó chưa được tìm thấy ở bất kỳ loại sâm nào trên thế giới. Sâm có tác dụng lớn như: chống oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, nâng cao hệ miễn dịch,…. và đặc biệt sâm có tác dụng kháng những độc tố gây hại cho tế bào.

Cây sâm Ngọc Linh giống. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, sâm được tìm thấy chủ yếu ở hai tỉnh là Kon Tum và Quảng Nam. Vì vậy mà người ta thường gọi là sâm Ngọc Linh Kon Tum và sâm Ngọc Linh Quảng Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu ngày càng tăng cùng với việc khai thác không khoa học đã khiến cho số lượng sâm tự nhiên giảm trầm trọng. Đó cũng chính là lý do giá của sâm Ngọc Linh tự nhiên hiện nay cao ngất ngưởng.

Việc trồng mới được hơn 1 triệu cây sâm Ngọc Linh đã góp phần phát triển kinh tế cho bà con nông dân và giúp gia tăng nguồn cung đang khan hiếm trên thị trường.

PV

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây