Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Bắc Giang)

Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin được coi là “chìa khóa” đem lại thành công cho sản xuất nông nghiệp trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Ứng dụng công nghệ cao,nông nghiệp sạch trong nông nghiệp.

Tỉnh Bắc Kạn hiện có 22 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 vào tổ chức sản xuất, quản lý trang trại, góp phần ổn định chất lượng, giảm thiểuchi phí, gia tăng giá trị sản phẩm.

Hiệu quả trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 rất lớn, vì vậy, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp, các cấp, ngành tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện một số giải pháp như đào tạo nâng cao năng lực cho người lao động đủ điều kiện tiếp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tiếp cận với nguồn tín dụng để có điều kiện đầu tư hạ tầng công nghệ. Các hợp tác xã cần phải chủ động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi khâu từsản xuất đếntiêu thụ sản phẩm…

Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn tổ chức, nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin từ đó tạo động lực cho nông dân khai thác và sử dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát biểu tại Tọa đàm, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc giaLê Quốc Thanh, nhấn mạnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có một loạt các giải pháp, chính sách để ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Qua thực tế làm việc tại các tỉnh vùng núi phía Bắc và các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy hiệu quả, giúp nông dân duy trì được sản xuất, tăng sản lượngsản phẩm nông sản cũng như tạo được nhiều nguồn tiêu thụ cho bà con.

Nhân dịp tọađàm này, các chuyên gia cũngtập trung thảo luận về tầm quan trọng, kết quả và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; nêu một số vướng mắc trong cách thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cách thức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng, nguồn gốc và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm….

Tăng trưởng bình quân 2,4%/năm

Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềmnăng, lợi thế về sản phẩm nông nghiệp cũng như văn hóa bản địa. Khi các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp áp dụng thành công công nghệ thông tin trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sẽ thúc đẩy vị trí nông sản Bắc Kạn lên một tầm cao mới trên thị trường. Trong giai đoạn 2015-2020, ngành nông, lâm nghiệp của tỉnh Bắc Kạn tăng trưởng bình quân 2,4%/năm, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chế biến nông sản, tổ chức sản xuất đã dần chuyển đổi, tạo liên kết trong sản xuất kinh doanh, xây dựng vùng nguyên liệu, đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vào các thị trường lớntrong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Người dân xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông thu hoạch quýt trồng theo quy trình VIETGAP. Ảnh : Vũ Sinh (TTXVN)

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn gặp một sốkhó khăn như: Việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa được các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư đúng mức, do thiếu vốn và hạ tầng công nghệ. Năng lực, trình độ quản lý trong nội tại các hợp tác xã, tổ hợp tác nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo chính quy, chuyên nghiệp nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện quá trình chuyển đổi số. Năng lực của lực lượng lao động, thành viên trong các hợp tác xã, tổ hợp tác về lĩnh vực công nghệ thông tin còn yếu,…

Theo Mạnh Hà (TTXVN)

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây