Tạp chí Sinh thái Nông nghiệp
Tạp chí Sinh thái Nông nghiệp
  • 'Chuyến tàu đa sắc' tại Festival Hoa lan TP. Hồ Chí Minh
  • Giống lúa CT16 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được gieo trồng trên đất nước Cuba
  • Việt Nam nằm trong top 7 điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới
  • Từ khoai tây bỏ đi đến những bánh xà phòng chất lượng
  • Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
  • MB - TTC AgriS: Giao điểm giữa FinTech và AgriTech – Định hình tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tương lai
Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
  • Tin tức
    • Hoạt động Liên hiệp hội
    • Sự kiện
  • Khoa học & Công nghệ
    • Hoạt động khoa học
    • Đổi mới sáng tạo
    • Khoa học & Phát triển
    • Nghiên cứu & Trao đổi
  • Kinh tế
    • Chuyển động
    • Bất động sản
    • Đất nông nghiệp
    • Doanh Nghiệp - Doanh nhân
    • Chính sách & Pháp luật
  • Nông nghiệp xanh
    • Bảo vệ môi trường
    • Tài nguyên và phát triển
    • Ô nhiễm môi trường
  • Tiêu dùng sinh thái
    • Đời sống
    • Nông sản Việt
  • Diễn đàn
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Gương sáng
    • Nhịp cầu bạn đọc
  • Media
    • Ảnh
    • E-magazine
    • Sinh thái TV
  • English
img

E-Magazine

Khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số trong nông nghiệp

  • Chu Duc Hoang
  • 16:53 30/10/2021

Trong kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT đặt ra mục tiêu 80% cơ sở dữ liệu về nông nghiệp được xây dựng, cập nhật trên nền tảng dữ liệu lớn có sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, cộng đồng; trong đó sẽ cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Đẩy mạnh hình thành hệ sinh thái nông nghiệp số nhằm khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Đồng thời xây dựng bản đồ số nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến…

Hiệu quả từ mô hình ứng dụng công nghệ số
Sớm nhận ra vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, chị Lê Thị Dung (xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đã mạnh dạn ứng dụng IOT (Internet vạn vật) vào trang trại của mình, nhờ đó, nắm bắt được tất cả các thông số của đất, môi trường, đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn của cây trồng. Trước đây, chị cần khoảng 40 công nhân, nhưng giờ đây chỉ cần 10 người là có thể điều hành và làm được mọi việc từ xa, hiệu quả công việc thay đổi rõ rệt. Chị Dung cho biết: “Những năm đầu thua lỗ nhưng hai năm gần đây thì doanh thu của trang trại đạt khoảng 19 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi gần 2 tỷ đồng/năm”.

Trải qua nhiều lần thất bại, ông Hoàng Mạnh Ngọc (ở xã Liên Hà, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội), Giám đốc Công ty cổ phần Giống gia cầm Ngọc Mừng, quyết tâm đầu tư dây chuyền sản xuất gà giống, áp dụng công nghệ khép kín, sử dụng điều chỉnh nhiệt, hệ thống ăn, uống cho gà tự động. Ứng dụng công nghệ thông tin kiểm soát nhiệt độ trong chuồng nuôi, trạm ấp qua phần mềm kết nối mạng internet. Nhờ khoa học công nghệ, hàng năm doanh nghiệp cho ra đời 45 vạn con gà giống, doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng. “Thời đại số bùng nổ, không chỉ đơn giản bắt gà về thả vườn như trước đây, cần thay đổi tư duy từ chăn nuôi truyền thống sang tiếp cận công nghệ thông tin, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật”, ông Ngọc nói.

Ở vùng đất cao nguyên Lâm Đồng, khí hậu tương đối thuận lợi cho việc trồng trọt, gia đình ông Lê Công Thôn (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) đã liên kết cùng với trang trại Phong Thúy phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ ứng dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt, phun sương, gia đình ông thu được 200 tấn sản phẩm các loại, doanh thu hơn 2 tỷ đồng/ha/năm, trừ chi phí, lợi nhuận đạt 1 tỷ đồng/ha.

Với diện tích 500 ha, VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã dùng 24,5ha đầu tư xây dựng nhà kính PE, sử dụng công nghệ nhà kính của Israel và 80ha được lắp đặt nhà kính, nhà lưới theo công nghệ Nhật Bản; 400ha còn lại được tận dụng làm những cánh đồng mẫu lớn, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, đồng thời, xây dựng các khu sơ chế, bảo quản rau quả sau thu hoạch.
Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng công ty vẫn tạo việc làm với mức thu nhập ổn định cho hơn 200 lao động địa phương, nhờ nông sản được phân phối đến các bếp ăn tập thể, chuỗi siêu thị VinMart và cửa hàng tiện lợi VinMart+ tiêu thụ.

Smart robotic farmers in agriculture futuristic robot automation to vegetable farm,Smart farm concept

Dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Đứng trước ý thức ngày càng cao của người tiêu dùng về truy xuất nguồn gốc nông sản và thực phẩm, mới đây, Bộ Công Thương đã có kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy, 49% người tiêu dùng quan tâm đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, 47% muốn tra cứu nhưng không có đủ thông tin, 74,8% cho rằng rất khó để truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Do đó, rất cần phải minh bạch hóa quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng.

Đây được xem là giải pháp cho người tiêu dùng trực tiếp kiểm tra, thu thập đầy đủ thông tin về sản phẩm đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn (sinh ra, chăn nuôi, xuất trại, giết mổ, xử lý, đóng gói và phân phối).
Ông Đỗ Văn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ XNK Bé Dũng ở xã Mương Mán (Hàm Thuận Nam - Bình Thuận), cho biết: Trung bình mỗi năm doanh nghiệp xuất sang thị trường Trung Quốc 400-500 tấn thanh long. Do thị trường nước bạn yêu cầu thực hiện truy xuất nguồn gốc, công ty đã tuân thủ và thực hiện ứng dụng công nghệ vào việc dán tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ trái thanh long. Nhờ vậy, thanh long xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường Trung Quốc đều được làm thủ tục nhập khẩu nhanh chóng.

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch HĐQT HTX dịch vụ nông nghiệp và Điện năng xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), cho biết: Các sản phẩm của HTX đều được đóng gói, thông tin đầy đủ về sản phẩm in trên bao bì... Người tiêu dùng chỉ cần thông qua ứng dụng quét mã trên điện thoại thông minh là có thể kiểm tra thông tin về cơ sở sản xuất, lịch sử canh tác, thu hoạch, sơ chế đóng gói, quá trình vận chuyển, hạn sử dụng... Nhờ truy xuất được nguồn gốc, các sản phẩm rau an toàn do HTX sản xuất đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, các địa phương đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân áp dụng, sử dụng hệ thống QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng giá trị thương hiệu sản phẩm.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, việc ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm của Hà Nội còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh tế đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh. Sở dĩ vậy là bởi chính sự ràng buộc về chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ sẽ thúc đẩy các tổ chức, DN, người sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe. Qua đó, kiểm soát hiệu quả vấn đề an toàn thực phẩm.

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử
Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ nông sản trên nền tảng số, ứng dụng thương mại điện tử đang là giải pháp giúp người nông dân giải quyết được lượng hàng hóa bị ùn ứ, mở rộng thị trường và tiếp cận với xu thế thương mại thời đại công nghệ số.

Vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được mở bán ngay trên trang chủ với vị trí ưu tiên trên sàn thương mại điện tử Voso thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” cùng chính sách giá ưu đãi, hấp dẫn, hướng tới thị trường người tiêu dùng trong cả nước. Nhờ đó đã tiêu thụ được sản lượng vải của năm nay tại thị trường trong và ngoài nước.

Khi mùa vải thiều ở vùng “tâm dịch” Bắc Giang năm nay vào vụ với sản lượng lớn, cùng với các đơn vị khác của Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế đã sớm lên phương án làm việc, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Bắc Giang hợp tác với các sàn thương mại điện tử như Sendo, Voso, Postmart, Lazada… và các đối tác để tiếp tục hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vải thiều Bắc Giang qua phương thức thương mại điện tử. Hiệu quả là hàng trăm nghìn tấn vải thiều được thị trường trong và nước ngoài tiêu thụ, đây có thể nói là thắng lợi lớn của tỉnh Bắc Giang, vải thiều đã không còn phải “giải cứu” như những năm trước nữa.
Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Từ trung tuần tháng 6/2021 đến nay, Lạng Sơn đã giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND huyện Chi Lăng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel triển khai thí điểm kinh tế số, cửa hàng số tại địa bàn xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Đến nay, kết quả đã vượt chỉ tiêu đề ra với trên 1.000 cửa hàng số bán nông sản trên các sàn giao dịch điện tử của các gia đình đã được thiết lập.

Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nhấn mạnh, chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử đang triển khai rộng khắp các tỉnh, thành phố và được đánh giá là giải pháp hiệu quả, bền vững giúp các DN tại địa phương ứng dụng công nghệ số để tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ trên toàn quốc.
Theo ông Chu Quang Hào, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost),bước ngoặt về chuyển đổi số trong thương mại nông sản bắt đầu từ việc tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trên sàn Voso (Viettel Post) và Postmart (VnPost). Điều này cho thấy người dân lên sàn thương mại điện tử tăng đột biến.

Ngoài việc có hàng trăm nghìn người mua nông sản trên sàn thương mại điện tử, người tiêu dùng còn rất yên tâm khi biết nguồn gốc sản phẩm nông sản được trồng ở đâu? Trồng như thế nào? có bảo đảm an toàn thực phẩm hay không? Tất cả chỉ cần quét mã QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

PV

chuyển đổi số nông nghiệp
0 Thích
  • Chia sẻ Facebook
  • Chia sẻ Twitter
  • Chia sẻ Pinterest
In
Cùng chủ đề
Chợ hoa Hà Đông những ngày cận Tết E-Magazine
Chợ hoa Hà Đông những ngày cận Tết

Loài sen đá đẹp, độc, lạ bên vườn "Sen đá Mộc Nhiên" E-Magazine
Loài sen đá đẹp, độc, lạ bên vườn "Sen đá Mộc Nhiên"

Mùa Cúc Họa Mi - Mùa hoa báo đông của riêng Hà Nội E-Magazine
Mùa Cúc Họa Mi - Mùa hoa báo đông của riêng Hà Nội

Mới cập nhật
'Chuyến tàu đa sắc' tại Festival Hoa lan TP. Hồ Chí Minh

'Chuyến tàu đa sắc' tại Festival Hoa lan TP. Hồ Chí Minh

STNN - Festival Hoa lan TP. HCM lần 3 - năm 2025 mang chủ đề “Chuyến tàu đa sắc” sẽ diễn ra từ ngày 16-20/5 tại Công viên Tao Đàn (Quận 1).

37 phút trước Diễn đàn

Giống lúa CT16 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được gieo trồng trên đất nước Cuba

Giống lúa CT16 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được gieo trồng trên đất nước Cuba

STNN - Tháng 9 năm 2024, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Cuba, một thỏa thuận hợp tác quan trọng về việc Việt Nam hỗ trợ Cuba trong sản xuất lúa gạo đã được ký kết.

4 giờ trước Tin tức

Việt Nam nằm trong top 7 điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Việt Nam nằm trong top 7 điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới

STNN - Việt Nam đang trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch thế giới, khi được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn. Theo Google Destination Insights, Việt Nam hiện đứng thứ 7 về mức tăng trưởng điểm đến du lịch.

4 giờ trước Kinh tế

Từ khoai tây bỏ đi đến những bánh xà phòng chất lượng

Từ khoai tây bỏ đi đến những bánh xà phòng chất lượng

STNN – Một nhóm sinh viên tại Canada đã có sáng kiến biến những củ khoai tây bỏ đi thành xà phòng chất lượng cao, khẳng định sức mạnh của đổi mới bền vững và trách nhiệm xã hội.

5 giờ trước Khoa học & Công nghệ

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

STNN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.

6 giờ trước Kinh tế

MB - TTC AgriS: Giao điểm giữa FinTech và AgriTech – Định hình tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tương lai

MB - TTC AgriS: Giao điểm giữa FinTech và AgriTech – Định hình tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tương lai

STNN - TTC AgriS (CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa, HOSE: SBT) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HOSE: MBB) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến xây dựng hệ sinh thái Tài chính – Nông nghiệp số toàn diện.

8 giờ trước Kinh tế

Nhiều loài động vật cực kỳ quý hiếm được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

Nhiều loài động vật cực kỳ quý hiếm được ghi nhận tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

STNN - Từ hệ thống bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa thu được những hình ảnh sinh động, quý giá về sự hiện diện của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm.

23 giờ trước Tin tức

Sử dụng đất sét để tinh chế dầu hạt dưa lưới

Sử dụng đất sét để tinh chế dầu hạt dưa lưới

STNN - Trong quá trình chế biến, hạt dưa lưới chiếm 10% khối lượng quả, thường bị bỏ đi dù giàu dinh dưỡng. Hạt chứa hàm lượng cao protein, chất béo, omega-3, vitamin và khoáng chất, phù hợp để sử dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm.

1 ngày trước Nông nghiệp xanh

LaserWeeder G2: Kiểm soát cỏ dại mà không cần hóa chất

LaserWeeder G2: Kiểm soát cỏ dại mà không cần hóa chất

STNN - Bằng việc áp dụng công nghệ laser, LaserWeeder G2 hứa hẹn tạo ra một tương lai cho nông nghiệp bền vững, giúp người nông dân kiểm soát cỏ dại mà không cần hóa chất.

1 ngày trước Khoa học & Công nghệ

Hạn chế đốt rơm, rạ sau thu hoạch vụ mùa để đảm bảo môi trường

Hạn chế đốt rơm, rạ sau thu hoạch vụ mùa để đảm bảo môi trường

STNN - Để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường từ việc đốt rơm rạ, mới đây, ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Huế đã ký Công văn số 5178/UBND-NN về việc hạn chế đốt rơm, rạ, phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

1 ngày trước Nông nghiệp xanh

BÀI ĐỌC NHIỀU
Việt Nam nằm trong top 7 điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Việt Nam nằm trong top 7 điểm đến du lịch tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
Từ khoai tây bỏ đi đến những bánh xà phòng chất lượng
Từ khoai tây bỏ đi đến những bánh xà phòng chất lượng
'Chuyến tàu đa sắc' tại Festival Hoa lan TP. Hồ Chí Minh
'Chuyến tàu đa sắc' tại Festival Hoa lan TP. Hồ Chí Minh
Giống lúa CT16 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được gieo trồng trên đất nước Cuba
Giống lúa CT16 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam được gieo trồng trên đất nước Cuba
Tạp chí Sinh thái Nông nghiệp

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP - LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số: 627/GP-BTTTT do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp đổi ngày 24/9/2021

Tổng Biên tập: LS.ThS Chử Đức Toàn

Tổng Thư ký tòa soạn: Lại Giang

Phó Tổng TKTS: Trần Dũng – Phong Việt

Tòa soạn: 951 Hồng Hà, P. Chương Dương, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

Điện thoại: 08 4324 1418

Email: toasoan@sinhthainongnghiep.net.vn

@ Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Sinh thái Nông nghiệp.