Luật sư đồng hành cùng dân tộc

Trong quá trình nghiên cứu biên soạn chương Sự kiện pháp lý cho bộ Địa chí quốc gia. Tôi nhận thấy một điều thú vị rằng các luật sư gần như đã đồng hành cùng đất nước ngay từ ngày đầu lập quốc. Trong những sự kiện quan trọng, những cuộc đàm phán có tính chất lịch sử của dân tộc, hầu như luôn có sự tham gia của các luật sư.

Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2.9.1945 có chữ ký của 15 thành viên Chính phủ lâm thời thì đã có tới 2 người là luật sư, đó là Luật sư Vũ Đình Hoè và Luật sư Vũ Trọng Khánh.

Uỷ ban dự thảo Hiến pháp đầu tiên của Nước Việt Nam DCCH gồm 7 người, trong đó có Luật sư Vũ Trọng Khánh (sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Tư Pháp đầu tiên của Việt Nam).

Hội nghị Đà lạt năm 1946 là phiên đàm phán đầu tiên giữa Việt Nam và Pháp về việc ký hoà ước lập lại hoà bình cho Việt Nam. Để ra được một chiến lược đàm phán Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (người đoạt hai bằng tiến sĩ luật và văn chương tại Pháp khi mới 22 tuổi) đến và nhờ ông giúp soạn thảo bản kế hoạch đàm phán. Hồ Chí Minh trân trọng gọi luật sư Tường bằng “Ngài”. Chủ tịch nói: “Ta sẽ ký với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt), sau ở Pháp. Nhờ Ngài xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh”. Với sự khiêm nhường của một trí thức, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã từ chối nói còn nhiều người giỏi hơn, xin hãy mời họ. Hồ Chí Minh khẩn khoản “Tôi đã hỏi nhiều anh em, họ bảo chỉ có Ngài làm được, xin Ngài về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ”. Nguyễn Mạnh Tường sau đó xếp hết công việc ở Văn phòng luật sư lại trong vòng hai tháng để nghiên cứu Đề án tham dự Hội nghị Đà Lạt. Sau khi soạn xong, lúc trình lên, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy là được và đã mời ông tham gia phái đoàn của Chính phủ lâm thời đi dự Hội nghị.

Ảnh: Luật sư Phan Anh – Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (3 – 11/1946). Nguồn: Nguyễn Sơn Dương

Trong phái đoàn của Việt Nam tham gia đàm phán hội nghị Geneve 1954 về lập lại hoà bình cho Việt Nam, có luật sư Phan Anh (người từng là Bộ trưởng  đầu tiên của Việt Nam).

Tác giả: Tiến sĩ Luật sư Vũ Văn Tính

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây