Nga đồng ý mở tuyến đường sắt Á Âu

STNN – Sau khi nghe kế hoạch mở tuyến đường sắt Trung Quốc – Kyrgyzstan – Uzbekistan của Tổng thống Kyrgystan, Tổng thống Nga Putin đã đồng ý xây dựng tuyến đường sắt nối Á Âu. Tuyến đường sắt này vốn đã có kế hoạch khởi công từ năm 1997, nhưng khi đó do Nga phản đối nên phải dừng lại. Nguyên nhân nào khiến bây giờ nước Nga lại đồng tình?

Ảnh minh họa – Nguồn: Internet

Trước đây Nga cho rằng tuyến đường sắt này chẳng có lợi gì, nhưng… nay thì đã khác
Hàng hóa Trung Quốc muốn bán sang châu Âu hoặc Trung Đông, chỉ có thể theo tuyến từ Lan Châu (Cam Túc) đến Urumqi (Tân Cương) rồi tới Matxcơva và đi châu Âu. Hoặc từ Urumqi tới Bishkek (thủ đô Kyrgyzstan) rồi tới Tehran (thủ đô Iran), sau đó tới Trung Đông. Hai tuyến này vòng vèo khiến giá vận chuyển bị đẩy lên cao.

Trung Quốc muốn tăng cường thương mại với châu Âu chỉ có thể đi qua Nga hoặc đi đường biển. Nếu có tuyến đường sắt Trung Quốc – Kyrgyzstan – Uzbekistan, hàng Trung Quốc sẽ không phải đi vòng, lộ trình sẽ được rút ngắn. Song việc này sẽ khiến Nga mất đi nhiều mối lợi kinh tế, mất đi quyền nắm yết hầu giao thông, quyền chủ động ổn định chiến lược…, do vậy bao năm nay Nga không đồng tình.

Nay bị các nước phương Tây cô lập, Nga phải tăng cường mối quan hệ với Iran, Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy tuyến đường sắt này không mang lại nhiều lợi ích cho Nga, nhưng sau khi xây dựng xong, cũng có thể tăng cường mối quan hệ của Nga với châu Á. Từ Nga xuống phía nam tới Ấn Độ và Iran nhanh, tiện và hàng hóa của Nga sẽ được vận chuyển nhiều hơn tới khu vực Nam Á và Trung Đông.

Nga cần thêm sự ủng hộ của Trung Quốc, nên phải nới lỏng tay?

Đối với nước Nga, rất nhiều thứ có thể hợp tác với Trung Quốc như sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp quân sự… Thị trường Trung Quốc lớn, vào được thị trường này sẽ có lợi rất lớn cho Nga. Như vậy, Nga sẽ bỏ châu Âu, lựa chọn châu Á. Nhường Trung, Nga sẽ được “cho ta đào, ta trả lại mận”. Hơn nữa kinh tế Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ, mở tuyến đường sắt này coi như “trao đi cái tình thì nhận lại cái có lợi về mình”.

Nga vốn luôn coi vùng Trung Á nằm trong phạm vi thế lực của mình, nên luôn không đồng ý cho mở tuyến đường sắt xuyên ba nước này. Qua hơn 20 năm phản đối, nay tình thế đổi khác nhiều, nước Nga đã nhìn thấy và nới tay hào phóng.

Chử Cường (TH)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây