STNN - Trung Quốc giàu nguồn nguyên liệu phân bón hữu cơ, tạo nền tảng tốt cho sự phát triển của ngành phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp vẫn cần được cải thiện.
- Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu mực, bạch tuộc từ Việt Nam trong tháng đầu năm
- Nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng chất lượng cao tiếp tục tăng
Từ năm 1949 đến 2020, dân số Trung Quốc tăng từ 540 triệu lên 1,4 tỷ. Sản lượng ngũ cốc, cũng từ 110 triệu tấn tăng lên 669,5 triệu tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người, từ 209kg/năm tăng lên 480kg/năm.
Trong điều kiện diện tích đất canh tác có hạn, để đảm bảo cung cấp lương thực hiệu quả, năng suất cây trồng phải tăng lên đáng kể. Với việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về an toàn nông sản, Trung Quốc bắt đầu chủ trương xây dựng thương hiệu nông sản chất lượng cao “ba sản phẩm, một tiêu chuẩn”. Với môi trường kinh tế tốt và sự hỗ trợ về chính sách, số lượng công ty phân bón hữu cơ thương mại trên khắp cả nước Trung Quốc đã tăng lên nhanh chóng, nguồn cung sử dụng nguồn phân bón hữu cơ đang “nóng” lên. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng bón phân hữu cơ của nông dân lại không mạnh.
Thực trạng: Cây trồng phụ thuộc quá nhiều vào phân bón hóa học, tỷ lệ bón phân hữu cơ đầu vào thấp
Từ khi Cải cách mở cửa, ngành phân bón hóa học đã phát triển mạnh mẽ, với những ưu điểm như hàm lượng dinh dưỡng cao, hiệu quả phân bón nhanh, tiết kiệm lao động…, việc sử dụng phân bón hóa học đã tăng lên đáng kể. Đến cuối những năm 1980, tỷ lệ phân hữu cơ là 47,1%, tương đương như phân bón hoá học. Tới năm 2003, đầu vào phân hữu cơ chỉ chiếm 1/4 lượng phân bón đầu vào. Ước tính Trung Quốc mỗi năm sản xuất khoảng 75 triệu tấn hữu cơ nitơ, phốt pho và kali, nhưng hiệu quả sử dụng toàn diện chưa đến 40%.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, tổng lượng sử dụng phân bón của Trung Quốc năm 2014 chiếm 31% tổng lượng sử dụng phân bón của thế giới. Năm 2017, theo yêu cầu “một kiểm soát, hai giảm thiểu và ba cơ bản”, thực hiện chiến dịch chuyên sâu không tăng trưởng sử dụng phân bón hóa học, nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh. Bộ Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đã xây dựng "Kế hoạch hành động thay thế phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ cho trái cây, rau và trà". Việc giảm phân bón hóa học đã đạt được tiến bộ tích cực về hiệu quả, sử dụng phân bón hữu cơ và tỷ trọng đầu vào đã tăng lên.
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2017, Trung Quốc có khoảng 3.398 nhà sản xuất phân bón hữu cơ. Năm 2018, năng lực sản xuất và tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành phân bón hữu cơ của nước này, tăng lên đáng kể. Số lượng các nhà sản xuất (loại) phân bón hữu cơ, tăng thêm hơn 310 doanh nghiệp. Năng lực sản xuất so với năm 2017 tăng hơn 3,4 triệu tấn, sản lượng tăng 1,9 triệu tấn.
Phân tích nút thắt phía cầu: Có 3 điểm “không”, trong việc sử dụng của nông dân
Có ba lý do dẫn đến phía cầu chưa mặn mà với phân hữu cơ:
Nông dân không muốn sử dụng: So với phân hóa học, phân hữu cơ hiệu quả chậm, cần lượng lớn để cải tạo đất và cần nhiều thời gian mới có hiệu quả. Ngoài ra, mức độ cơ giới hóa việc bón phân hữu cơ chưa cao, về cơ bản vẫn còn ở giai đoạn rải thủ công, các phương pháp ứng dụng truyền thống không hiệu quả và chi phí nhân công cao. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thu nhập từ ngành trồng trọt trên tổng thu nhập, có tác động tiêu cực đáng kể đến việc sử dụng phân bón hữu cơ, cho thấy những người nông dân có tỷ lệ thu nhập từ ngành phi trồng trọt cao hơn, thì ít sẵn sàng sử dụng phân bón hữu cơ hơn . Hiện nay, phân hữu cơ chủ yếu được sử dụng cho các loại cây trồng có lợi nhuận cao hơn như rau, trái cây, chè... Đối với cây lương thực trồng trên cánh đồng lớn, phân bón hóa học được sử dụng chủ yếu. Trong trường hợp không có các ưu đãi kinh tế và trợ cấp, nông dân bình thường không sẵn sàng lựa chọn bón phân hữu cơ.
Nông dân không biết cách sử dụng: Tỷ lệ nam giới trẻ và trung niên ở nông thôn làm việc bên ngoài gia đình cao, lực lượng lao động nông thôn đang già đi nghiêm trọng, khiến người già ở nông thôn và phụ nữ trưởng thành ở nông thôn trở thành lực lượng chính trong trồng trọt. Họ ít hiểu biết về vai trò của phân bón hữu cơ và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. Nông dân chọn cách tránh nguy cơ thua lỗ do sử dụng không đúng cách, rồi chọn cách bón thêm phân hóa học.
Nông dân không dám sử dụng: Nguồn nguyên liệu phân bón hữu cơ rất nhiều và phức tạp, giá nguyên liệu không ổn định, khó xác định từng chất trong đó. Có thể tiềm ẩn một số rủi ro khi bón phân hữu cơ, như kim loại nặng, kháng sinh, hormone môi trường, hạt vi nhựa…, có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nơi sản xuất và sự an toàn của nông sản. Rủi ro về hàm lượng muối quá cao và khả năng phân hủy không đủ, gây bất lợi cho sự phát triển của cây trồng. Rủi ro về an toàn sinh học do mầm bệnh ở người, mầm bệnh động vật và thực vật (bao gồm các chủng vi khuẩn, chủng vi rút...), sâu bệnh…, cũng như nguy cơ sâu bệnh xâm nhập do phân bón hữu cơ nhập khẩu mang lại.
Chất lượng phân bón hữu cơ thương mại trên thị trường rất khác nhau: Vào mùa thu năm 2015, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) đã tiến hành kiểm tra tại chỗ 119 loại phân hữu cơ và phát hiện 26 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ hợp chuẩn chỉ 78,1%. Tháng 12/2018, Sở Nông nghiệp tỉnh Sơn Đông đã kiểm tra ngẫu nhiên 81 mẫu phân bón hữu cơ, trong đó có 14 mẫu không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ không đạt khoảng 17,3%. Tháng 12/2019, Cục Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc đã kiểm tra ngẫu nhiên 200 mẫu phân bón hữu cơ và phát hiện 25 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ chưa hợp chuẩn là 12,5%. Năm 2020, Bộ Nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc, đã kiểm tra ngẫu nhiên 197 mẫu phân bón hữu cơ và phát hiện 24 mẫu không đạt tiêu chuẩn, tỷ lệ chưa hợp chuẩn là 12,2%.
Các mặt hàng không đủ tiêu chuẩn của sản phẩm giám sát phân bón hữu cơ và kiểm tra tại chỗ, chủ yếu tập trung vào độ pH không đạt tiêu chuẩn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng không đạt tiêu chuẩn, cũng như kim loại nặng quá mức. Chất lượng sản phẩm khác nhau, nông dân thiếu niềm tin vào chất lượng phân bón hữu cơ, điều này cũng cản trở nông dân mua phân bón hữu cơ thương mại.
Phân tích nút thắt phía cung: Công nghệ sản xuất và dịch vụ cần được cải thiện
Trung Quốc giàu nguồn nguyên liệu phân bón hữu cơ, tạo nền tảng tốt cho sự phát triển của ngành phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất và dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp vẫn cần được cải thiện.
Các dịch vụ nông hoá của các doanh nghiệp còn non nớt. Có sự mất kết nối giữa sản xuất và sử dụng. Doanh nghiệp sản xuất loại phân bón nào, thì người nông dân cũng thụ động sử dụng. Việc cung cấp sản phẩm phân bón hữu cơ, không đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp chất lượng cao. Dịch vụ nông hóa là cầu nối quan trọng giữa công ty phân bón và nông dân, tuy nhiên, vẫn chưa có đầy đủ các dịch vụ phân bón hữu cơ phục vụ nông dân, từ khâu lựa chọn sản phẩm, vận chuyển, đến tư vấn công nghệ nông nghiệp.
Việc quản lý doanh nghiệp theo hướng công nghiệp hóa chưa tốt. Để thực hiện chiến lược khác biệt hóa, các công ty theo đuổi các sản phẩm khác với các sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận dạng và lựa chọn của người tiêu dùng. Dựa trên nguồn nguyên liệu và phương thức chế biến, sản xuất, các công ty phân bón hữu cơ khó có thể hình thành các mô hình sản xuất, tiếp thị sản phẩm khác biệt. Chất thải của ngành chế biến nông sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm là nguồn nguyên liệu ổn định, giá thành rẻ. Ngành sản xuất phân bón hữu cơ bằng nguồn nguyên liệu này, có lợi thế cạnh tranh mạnh. Phân hữu cơ tinh chế, phân hữu cơ hỗn hợp vô cơ và phân hữu cơ sinh học, là những sản phẩm chủ đạo trên thị trường phân bón hữu cơ.
Quản lý thương hiệu doanh nghiệp chưa rõ ràng. Thương hiệu vật tư nông nghiệp tốt không chỉ đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng, mà còn tạo được niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp. Do nguồn nguyên liệu phân bón hữu cơ phân bố rải rác, việc sử dụng không thuận tiện, yêu cầu sản xuất phân bón hữu cơ thương mại và chi phí vận chuyển sản phẩm cao, nên quy mô sản xuất của các nhà sản xuất phân bón hữu cơ thương mại nổi tiếng và các công ty có thị phần cao, vẫn chưa nhiều. Những năm gần đây, với sự hỗ trợ từ chính sách cổ tức, sự mất cân đối giữa phát triển nông nghiệp xanh với cung cầu phân bón hữu cơ, đã khiến cạnh tranh trong ngành phân bón hữu cơ ngày càng khốc liệt. Làm thế nào để chuyển từ cạnh tranh giá truyền thống, sang xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, đòi hỏi các công ty phân bón hữu cơ phải suy nghĩ tích cực.
Công nghệ sản xuất còn yếu, việc nghiên cứu phát triển công nghệ cần được tăng cường. Hiện nay, lên men nguyên liệu là công nghệ chính để sản xuất phân hữu cơ, bằng cách điều chỉnh loại nguyên liệu, tỷ lệ carbon-nitơ và độ ẩm, kiểm soát lưu lượng oxy, nhiệt độ, giá trị pH và bổ sung các tác nhân vi sinh vật trong quá trình lên men, từ đó mức độ lên men của sản phẩm có thể được kiểm soát. Các công nghệ lên men phổ biến bao gồm lên men ngăn xếp, lên men trong bể và lên men tháp. Nhiều doanh nghiệp có năng lực kỹ thuật yếu, thiếu nhân lực kỹ thuật, máy móc sản xuất thô sơ, quy trình sản xuất lạc hậu, thiếu thiết bị, phương tiện kiểm nghiệm sản phẩm phân bón hữu cơ kém chất lượng thỉnh thoảng xuất hiện, gây rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp.
Diệu Huyền (theo Tuần báo Vật tư Nông nghiệp Miền Bắc)