Khởi động từ khó khăn, chinh phục chuẩn mực quốc tế
Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007 đã tiếp cận nhiều cơ hội, song cũng đối mặt với thách thức về yêu cầu khắt khe về chất lượng, an toàn thực phẩm và cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Ngành nông nghiệp Việt Nam gặp khó khăn do công nghệ chế biến còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, trong khi nhu cầu thị trường ngày càng nghiêm ngặt. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu với hạn hán, lũ lụt và thời tiết cực đoan gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và sinh kế của nông dân, cùng với hệ lụy từ suy giảm đa dạng sinh học và lạm dụng hóa chất trong canh tác.
Trước áp lực từ khách hàng và thị trường,Công ty Phúc Sinh đã triển khai dự án phát triển bền vững nhằm hỗ trợ nông dân, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị cà phê cũng như hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế. Dự án không chỉ đáp ứng nhu cầu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm mà còn giúp nông dân cải thiện nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ sau.
Năm 2010, Phúc Sinh bắt đầu triển khai dự án bền vững tại Đắk Lắk. Trong quá trình này, công ty đã phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm rào cản ngôn ngữ và sự khác biệt văn hóa khi tiếp cận với nông dân địa phương. Sau thất bại ban đầu, công ty không nản chí mà tiến hành tăng cường đội ngũ nhân sự địa phương và xây dựng lòng tin với cộng đồng. Đến năm 2014, dự án đạt chứng nhận bền vững UTZ (nay là Rainforest Alliance), giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện kỹ thuật canh tác và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Dự án không chỉ nâng cao giá trị cà phê Việt Nam mà còn thu hút nhiều khách hàng quốc tế.
Phúc Sinh tiếp tục mở rộng dự án sang các tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu và Sơn La, với quy mô mở rộng hàng năm. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông dân, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, và thúc đẩy canh tác hữu cơ. Công ty hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, sạch và bền vững, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam.
Đồng hành cùng người nông dân – tạo sinh kế bền vững
Phúc Sinh đặt nông dân vào trung tâm của hành trình phát triển bền vững. Doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào các vùng trồng cà phê hữu cơ và phối hợp với hàng nghìn nông hộ trên khắp cả nước để tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế Rainforest Alliance (RA).
Nhà máy Phúc Sinh Sơn La ra đời với quy trình chế biến hiện đại và đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, nông dân được hỗ trợ:
- Kỹ thuật trồng trọt tiên tiến, giảm thiểu sử dụng hóa chất;
- Ứng dụng công nghệ sạch, giúp cây trồng đạt năng suất cao và chất lượng tốt nhất;
- Đảm bảo đầu ra ổn định với giá thu mua hợp lý và minh bạch.
Từ những bước chuyển đổi này, diện mạo vùng cà phê đã thay đổi rõ nét: cánh đồng trù phú, năng suất cao, đời sống nông dân ngày càng sung túc. Sự ổn định và phát triển đã trở thành giấc mơ có thật cho bà con các tỉnh miền núi Việt Nam.
Sáng kiến môi trường – kiến tạo kinh tế xanh
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê tại Sơn La: Tận dụng vỏ cà phê Arabica thay vì vứt bỏ, Phúc Sinh đã sản xuất ra sản phẩm trà Cascara. Điều này không chỉ giúp giảm ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra một sản phẩm có giá trị cao và mang lại lợi nhuận; đồng thời, giữ cho chu trình sản xuất cà phê khép kín, không phát sinh chất thải.
Triển khai mô hình trồng Hồ Tiêu kiểu mẫu theo hướng hữu cơ tại Tây Nguyên: Tại Đắk Nông và Đắk Lắk, Phúc Sinh đã hỗ trợ chi phí phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho nông dân, đồng thời cung cấp đội ngũ chuyên gia đồng hành sát sao cùng bà con. Dự án tổ chức đào tạo thực địa cho nông dân về kỹ thuật canh tác hữu cơ, quản lý rủi ro sâu bệnh và bảo vệ môi trường, từ đó giúp nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm một cách bền vững.
Thúc đẩy lan tỏa kiến thức và kỹ thuật canh tác hữu cơ: Phúc Sinh không chỉ làm việc với nông dân tham gia dự án mà còn mời những nông dân chưa tham gia đến học hỏi và nâng cao kỹ thuật canh tác. Điều này giúp mở rộng ảnh hưởng của mô hình đến cộng đồng xung quanh, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
Hợp tác và kết nối
Phúc Sinh xây dựng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nông dân và khách hàng quốc tế, giúp người nông dân hiểu rõ giá trị của canh tác hữu cơ và đưa sản phẩm cà phê Việt Nam ra thị trường toàn cầu. Đồng thời, công ty cũng góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam là một nơi sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.
Sáng kiến xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quá trình sản xuất cà phê của Phúc Sinh tại Sơn La cùng với các mô hình trồng hồ tiêu kiểu mẫu theo hướng canh tác hữu cơ ở Tây Nguyên không chỉ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê cũng như hồ tiêu, mà còn góp phần xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống của nông dân. Qua đó, Phúc Sinh mong muốn hướng tới một tương lai phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Cam kết và thành tựu
Công ty Phúc Sinh xây dựng hệ thống xử lý rác thải và hỗ trợ hàng nghìn nông hộ trên khắp cả nước trong việc đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững. Công ty liên tục cải tiến quy trình công nghệ và tăng cường chế biến sâu đối với từng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ, từ dư lượng thuốc trừ sâu đến quy trình sản xuất khép kín. Đây là minh chứng cho cam kết của Phúc Sinh trong việc giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chương trình ESG của Phúc Sinh không chỉ dừng lại ở những cánh đồng cà phê. Phúc Sinh chú trọng xây dựng một môi trường làm việc bền vững, trong đó nhân viên được đào tạo và phát triển liên tục. Phúc Sinh tạo điều kiện để người lao động nâng cao kỹ năng và chuyên môn, đồng thời đảm bảo chế độ đãi ngộ công bằng. Chính sách bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động luôn được quan tâm, góp phần tạo ra một lực lượng lao động khỏe mạnh, ổn định và cam kết lâu dài. Sự công bằng và tôn trọng con người đã trở thành “kim chỉ nam” giúp Phúc Sinh phát triển mạnh mẽ hơn mỗi ngày.
Trách nhiệm cộng động được lan tỏa qua những dự án thiện nguyện. Phúc Sinh đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và mang lại hy vọng cải thiện kinh tế cho nhiều nông dân ở vùng quê Việt Nam.
Với cam kết kiên định về quản trị ESG, Phúc Sinh không chỉ là người tiên phong trong ngành nông nghiệp, mà còn là hình mẫu của sự phát triển bền vững, đem lại giá trị thiết thực cho môi trường, xã hội và con người.
Với tầm nhìn xa, triết lý rõ ràng và cam kết mạnh mẽ, Phúc Sinh trở thành hình mẫu tiên phong trong việc thực thi ESG, không chỉ thúc đẩy sự phát triển bền vững trong nước mà còn lan tỏa giá trị này ra toàn cầu. Những thành tựu đáng tự hào của Phúc Sinh trong suốt hơn một thập kỷ qua là kết quả của sự kết nối hài hòa giữa: Thiên nhiên: Bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp hữu cơ. Con người: Đồng hành cùng nông dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trách nhiệm: Đóng góp cho cộng đồng, tạo giá trị lâu dài cho xã hội. |