Cuộc đua giành thị phần cà phê của các thương hiệu lớn (kỳ 1)

STNN - Giữa tháng 9/2022, Công ty hữu hạn Xtep (Trung Quốc) nộp đơn đăng ký 3 nhãn hiệu “Cà phê đặc biệt” và 3 nhãn hiệu “XTEP COFFEE”; đồng thời đăng ký nhãn hiệu trên toàn thế giới về ẩm thực nghỉ dưỡng, thực phẩm tiện lợi, quảng cáo bán hàng.

Tháng 4/2022, Li - Ning mở ra NING COFFEE, chính thức bước vào "đường đua"
Tháng 4/2022, Li-Ning mở ra NING COFFEE, chính thức bước vào "đường đua"

Tháng 4/2022, Li-Ning mở ra NING COFFEE, chính thức bước vào "đường đua" cà phê. Từ cách làm của Li-Ning (là công ty sản xuất dụng cụ và trang phục thể thao lớn của Trung Quốc) cho thấy, sự kết hợp của các nhãn hiệu thể thao với cà phê đa phần là sử dụng ưu thế từ hệ thống các cửa hàng và làm tăng thêm sức hấp dẫn đối với khách hàng mua đồ thể thao khi bước vào các cửa hàng của Li-Ning. Tính đến ngày 30/6/2022, Xtep đã có 6.251 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục và trên thế giới.

Mục đích chính của các thương hiệu quốc tế lớn đối với thị phần cà phê là thu hút người tiêu dùng trẻ tuổi và phá vỡ quan niệm, thói quen tiêu dùng cố hữu. Đặc biệt, cà phê pha sẵn sẽ tạo thêm điểm nhấn cho các thương hiệu quần áo.

Cà phê hay tiếp thị?

Trong làn sóng đầu tư tiêu dùng mới của năm 2021, các nhãn hiệu như Manner, Mstand, Seesaw… nhanh chóng nổi lên. Nhưng cùng với sự thoái trào của xu hướng tiêu dùng mới, có rất ít nhãn hiệu cà phê theo “trend” có thể tồn tại và phát triển, mà thay vào đó là các nhãn hiệu lớn, các “ông lớn” tầm quốc tế với ưu thế vốn dồi dào.

Phía Li-Ning chia sẻ, việc mở NING COFFEE nhằm mục đích tối ưu hóa sự phục vụ của cửa hàng, từ đó, nâng cao sự thoải mái và cảm giác trải nghiệm khi khách hàng tới hệ thống các cửa hàng của Li-Ning mua sắm. Phía Li-Ning cũng bày tỏ thêm, hình thức cửa hàng phục vụ cà phê là một kiểu làm mới của Li-Ning trong việc cung cấp cho người tiêu dùng thêm trải nghiệm.

Cách làm này giống với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Arket hay Ralph Lauren đã làm. Tập đoàn H&M (tập đoàn bán lẻ thời trang đa quốc gia của Thụy Điển) cũng đầu tư thêm về mảng cà phê nhưng không phải với mục đích để phát triển vào ngành cà phê hay mở ra các chuỗi cửa hàng chuyên bán cà phê, mà họ hy vọng thông qua việc phục vụ cà phê cho khách hàng để thúc đẩy việc bán sản phẩm.

Nâng cao tính gắn kết với khách hàng

Người có liên quan của H&M cũng cho rằng, kinh doanh cà phê có lợi cho việc thu hút người tiêu dùng chú ý tới các sản phẩm chính của họ. Đặc biệt, với các sản phẩm mới tham gia vào thị trường, có thể thông qua cà phê để tiếp thị sản phẩm chính.

Li-Ning và Xtep vừa hoàn thành việc thay đổi nhận diện thương hiệu, họ có nhu cầu cấp thiết để mở rộng tệp khách hàng mới với đối tượng là người tiêu dùng trẻ, và việc kinh doanh cà phê đã trở thành một “chất dẫn” quan trọng.

Chu Đan Bồng - chuyên gia phân tích ngành thực phẩm Trung Quốc cho rằng, cách làm của các thương hiệu lớn như Li-Ning, Xtep về việc bán cà phê là những hành động nhằm nâng cấp hệ thống phục vụ, tăng cường tính gắn kết với khách hàng. Hiện nay, tần suất chi phí của giới trẻ dành cho cà phê và trà sữa tương đối lớn. Do vậy, để tăng cường doanh thu, các nhãn hiệu nên chú trọng vào việc nâng cao tính gắn kết với khách hàng của các cửa hàng. Đây cũng là xu hướng phát triển dịch vụ.

Chử Cường (theo FAP)