Đổi trà lấy ngựa trong lịch sử Trung Quốc

Trà là đặc sản của Trung Quốc, vẫn luôn có vị trí quan trọng trong thương mại giữa Trung Quốc với Quốc tế. Loại thức uống đặc biệt này không những được người Trung Quốc yêu thích từ xưa đến nay, người dân nhiều vùng lãnh thổ và các quốc gia trên thế giới, cũng rất coi trọng. Trong lịch sử phong kiến, Trà còn là nguồn thu thuế quan trọng. Không những như vậy, hai triều đại Đường, Tống cũng thường xuyên lấy trà, để đổi lấy đặc sản của dân tộc ít người. Đến đời Minh, tiếp tục theo cách của các triều trước, mở ra các chợ trao đổi Trà với Ngựa, giữa các vùng giáp ranh với dân tộc ít người. Ban đầu, quy mô các chợ giao dịch này rất nhỏ; nhưng với sự thay đổi của thời gian, cục diện đã bắt đầu có được cải thiện. Cho tới khi nó đã không còn là những cuộc giao dịch thương mại bình thường nữa!

Đầu thời Minh, Chu Nguyên Chương mở ra chợ mua bán trà và ngựa
Hồng Võ năm thứ 7 (1368-1398), nhận thấy quân Minh số lượng kị binh rất ít, lại thêm chiến tranh liên miên, sự thương vong của kị binh cũng lớn, cho nên Chu Nguyên Chương cấp tốc cần nhập một loạt chiến mã để bổ sung cho quân đội. Đồng thời Nguyên Chương cũng hiểu rõ, chiến sự trước mắt sẽ không thể vì một hay hai trận đánh thắng lợi lớn, mà kết thúc. Do vậy, mà nguồn cung cấp ngựa phải ổn định, mới là điều quan trọng. Trong bối cảnh này, Ông ta quyết định bắt chước theo cách làm của các Hoàng đế hai triều Đường và Tống. Đó là mở ra các khu trao đổi buôn bán Trà và Ngựa ở vùng tây bắc. Quanh vùng Hà Châu, dân tộc thiểu số cư trú nhiều, họ chủ yếu nuôi và thuần dưỡng ngựa, cho nên nhanh chóng trở thành nơi ‘thí điểm’ của Minh triều.

Quy mô giao dịch
Từ năm Hồng Võ thứ 12, kim nghạch thương mại tại chợ Trà Ngựa có hiện tượng tăng mạnh. Triều Minh qua hai vùng Tần Châu và Hà Châu, đã có được 1691 con ngựa, số lượng trà để giao dịch cũng lên tới khoảng 34.500kg. Sang năm sau, lượng giao dịch tại vùng Hà Châu đã lên tới 2050 con ngựa, mà vùng này luôn là là nơi có lượng giao dịch thấp. Nhưng sang năm Hồng Võ thứ 14, tổng số ngựa được trao đổi ở cả hai vùng Tần và Hà Châu lại rơi xuống chỉ còn 181 con. Trong mấy năm liền, tới năm Hồng Võ thứ 17 (cuối năm thứ 16 chính thức mở ra chợ trao đổi) lượng giao dịch vẫn không thể khởi sắc được lại, mỗi năm chỉ chưa tới 600 con ngựa. Do đó, Ti trà mã phụ trách chợ trao đổi Trà Ngựa không dự đoán được chính xác số lượng giao dịch, nên không thể chuẩn bị được số lượng trà để đối ứng. Mà khi đó giao thông không thuận tiện, nếu lượng trà quá nhiều và không xuất đi được hết, sẽ biến chất thành thứ không thể uống nổi. Tới năm Hồng Võ thứ 18, thị trường trao đổi lại nhộn nhịp lại, triều Minh đã có được 6729 con ngựa. Cho tới năm Hồng Võ thứ 25, lượng trao đổi thường ổn định trên 10 ngàn con ngựa. Nhưng từ đây, Chu Nguyên Chương đã đưa ra chính sách mới, khiến cho hoạt động thương mại này, đã không còn là hoạt động mua bán đơn thuần.

Không còn là chợ mua bán nữa
Năm Hồng Võ thứ 26, Chu Nguyên Chương bắt đầu cho sử dụng Tín phù Kim Bài. Vật này được làm bằng sắt, có hai miếng. Một miếng được đưa cho phía dân tộc thiểu số, quy định bắt buộc hàng năm phải cống nạp bao nhiêu ngựa. Một miếng được các viên quan quản lý vùng tây bắc, phụ trách việc cống nạp này. Điều thú vị là , hai phần Kim Bài này đều có khắc bốn chữ. Phía nằm trong tay của quan chức triều Minh khắc ‘Hợp đương sai phát’, nhắc nhở quan chức không dược dây dưa kéo dài thời gian giao trà cho dân tộc thiểu số. Còn nửa kia, khắc ‘Bất tín giả trảm’, do Minh triều lo lắng phía dân tộc thiểu số không coi trọng sự việc này. Khi đến ngày trao đổi Trà và Ngựa, hai bên cầm Kim Bài ghép vào nhau, ý là đã hoàn thành việc cống nạp. Và đồng thời, phái quan chức địa phương cũng theo giá cả do Triều đình quy định, cân trả số lượng trà nhất định cho đối phương. Từ đây ta thấy, việc trao đổi này, đã không còn là hoạt động thương mại bình thường nữa, mà nó đã trở nên ý nghĩa chính trị rồi.

Đức Cường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây