Thị phần tại nước ngoài của kỷ tử hữu cơ Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng

STNN - Ngày 28/8/2023, Yao Ruyu (Diêu Nhập Vũ) nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Cây thuốc của Viện Khoa học Y tế Trung Quốc, nói với phóng viên của China News Service: "Mức độ phổ biến của các sản phẩm thực vật trên thế giới ngày càng tăng. Theo thống kê của Mỹ, trong những năm gần đây, kỷ tử hữu cơ Trung Quốc đứng thứ 24 trong danh sách thực phẩm là thực vật bán chạy nhất thế giới. Thị phần ở nước ngoài của kỷ tử hữu cơ tiếp tục tăng".

Thu hái quả kỷ tử tươi.

Cùng ngày, Hội thảo chuyên gia của Hội nghị phát triển ngành công nghiệp kỷ tử đầu tiên ở tỉnh Thanh Hải đã được tổ chức tại thành phố Golmud, châu tự trị dân tộc Mông Cổ và dân tộc Tạng Hải Tây, tỉnh Thanh Hải.

Kỷ tử theo môi trường sinh trưởng khác nhau, được chia thành bốn loại lớn: kỷ tử thông thường, kỷ tử không ô nhiễm, kỷ tử sức khoẻ và quả kỷ tử hữu cơ. Trong số đó, kỷ tử hữu cơ được công nhận là có chất lượng tốt nhất.

Khu vực sản xuất kỷ tử nhãn hiệu "Tsaidam" nằm trong bồn địa Tsaidam ở vùng nội địa của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, một trong "bốn khu vực siêu sạch" trên thế giới. Do bức xạ mặt trời mạnh, không khí khô, nên hạn chế nhiều loại sâu bệnh. Thêm nữa, khu vực này lại cách xa các nhà máy của khu vực khai thác khoáng sản, vì vậy đây môi trường phát triển tốt cho ngành kỷ tử.

Bắt đầu từ năm 2018, tỉnh Thanh Hải đã đi đầu trong việc triển khai chứng nhận cơ sở trồng kỷ tử hữu cơ tại Trung Quốc, đồng thời công bố danh sách các doanh nghiệp và vùng trồng đã đạt chứng nhận cơ sở trồng kỷ tử hữu cơ. Kỷ tử "Tsaidam" cũng đã liên tiếp đạt được giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sản phẩm nông nghiệp quốc gia, do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cấp. Cơ sở cốt lõi để được thông qua các cơ quan chứng nhận nổi tiếng quốc tế, như ECOCERT của Liên minh Châu Âu, BCS và CERES của Đức… và chứng nhận xanh của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc.

Theo thống kê, tính đến tháng 6/2021, số lượng chứng nhận trồng hữu cơ ở Thanh Hải trong ngành kỷ tử của Trung Quốc chiếm 56% của Trung Quốc; diện tích trồng kỷ tử hữu cơ được chứng nhận chiếm 78,9% của Trung Quốc.

Được biết, các quốc gia Âu Mỹ là thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Hiện nay, thị trường kỷ tử có nhu cầu khắt khe , đòi hỏi chất lượng cao, đặc biệt là kỷ tử hữu cơ được chứng nhận.

Con đường cấp Giấy chứng nhận kỷ tử hữu cơ ở Trung Quốc rất phức tạp. Hiện tại, các quy định thực hiện chứng nhận hữu cơ đã bổ sung các yêu cầu đặc biệt đối với chứng nhận hữu cơ của cây kỷ tử và các cơ quan chứng nhận cũng tăng cường kiểm tra cây kỷ tử hữu cơ.

Sản phẩm kỷ tử hữu cơ Thanh Hải.

"Có bốn trung tâm phân phối kỷ tử trên thế giới, đó là phía tây nam Bắc Mỹ, phía nam Nam Mỹ, phía nam châu Phi và phía đông châu Á. Cho dù thế giới đều đang dùng kỷ tử, tại sao lại nói kỷ tử trên thế giới ‘nhìn’ vào Trung Quốc?" Yao Ruyu nói: "Mặc dù có rất nhiều giống kỷ tử trên thế giới, nhưng chỉ có ba giống ở Trung Quốc đã phát triển thành thương phẩm thực thụ".

Yao Ruyu cho biết, kể từ sau năm 2010, kỷ tử Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe mang tính toàn cầu. Đồng thời, kỷ tử cũng đã được đưa vào dược điển của nhiều nước, điều này cũng thể hiện tình trạng sử dụng hợp pháp của nó.

"Đến năm 2020, khối lượng xuất khẩu kỷ tử của Trung Quốc vào khoảng 12.000 đến 13.000 tấn". Yao Ruyu nói, "Dữ liệu về khối lượng xuất khẩu có thể cho thấy rằng, kỷ tử có những cơ hội kinh doanh lớn. Kỷ tử Trung Quốc chiếm 95% tổng sản lượng thị trường kỷ tử toàn cầu. Ở châu Âu, kỷ tử đã vào các siêu thị thông thường, xét về lượng tiêu thụ kỷ tử và tỷ lệ dân số, thì nhu cầu xuất khẩu vẫn chịu áp lực rất lớn."

Về vấn đề này, Yao Ruyu cho rằng, ngành công nghiệp kỷ tử hữu cơ của Trung Quốc nên chú ý hợp tác với các tổ chức nước ngoài, tích cực quảng bá các sản phẩm kỷ tử.

Chử Cường (theo Chinanews.com)