STNN - Lý do cho sự tiến bộ ấn tượng này, là do sự ra đời của các giống hiện đại dễ bóc vỏ, đặc biệt là Nadorcott và Tango.
- Vụ thu hoạch cam rốn lồi ở Úc bắt đầu từ rất sớm, quả có độ chua thấp, độ đường cao
- Phát hiện một số loài nhện bắt mồi mới ứng dụng hiệu quả phòng trừ sinh học trên cây có múi tại các tỉnh Nam Bộ
Cùng với lượng xuất khẩu quýt của Peru tăng từ 20.000 tấn lên 40.000 tấn từ năm 2005 đến năm 2013, xuất khẩu thực sự đã tăng tốc trong 8 năm tiếp theo, năm 2020 đạt 200.000 tấn. Alfonso Rizo-Patrón, thành viên của Procitrus (Hiệp hội các nhà sản xuất cam quýt Peru) và Phó Chủ tịch CPF (Liên đoàn các nhà sản xuất trái cây) nhận xét: “Lý do cho sự tiến bộ ấn tượng này, là do sự ra đời của các giống hiện đại dễ bóc vỏ, đặc biệt là Nadorcott và Tango”.
Tuy nhiên, sự khởi đầu xuất khẩu cam quýt của Peru, như Alfonso Rizo-Patrón đã nêu, đã bắt đầu từ những năm 1990, khi "chúng tôi bắt đầu xuất khẩu số lượng hạn chế cam tươi thuộc giống Washington Navel. Chất lượng rất tốt, nhưng Citrus Tristeza Virus (CTV) đã phá hủy hầu hết các vườn cây ăn quả. Khi thị trường châu Âu mở cửa cho cam quýt Peru, nước này bắt đầu xuất khẩu chủ yếu quýt Satsuma.
“Khi đó, chính phủ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, rau củ quả của Peru không những chỉ được bán trên thị trường quốc tế, mà còn cho thị trường nội địa. Việc này đã thu hút nhiều nhà đầu tư, bao gồm cả ngành cam quýt. Trên thực tế, vào đầu những năm 2000, diện tích trồng cam quýt tăng trưởng rất mạnh. Năm 2009, khi tôi gia nhập ngành, tôi nhớ chúng tôi đã xuất khẩu quýt chất lượng rất tốt Satsuma sang Anh và Hà Lan, nhưng phải đến khi một nhà sản xuất bắt đầu trồng giống W. Murcott, thì mọi thứ mới thay đổi. Chỉ trong hơn 10 năm, diện tích trồng giống W. Murcott và Tango đã tăng khoảng 6.000 ha. Đồng thời, nhiều trang trại trồng giống quýt Satsuma, ban đầu cung cấp chủ yếu cho thị trường nội địa, Anh và Canada, đã được thay thế bởi Nadorcott và Tango”.
Hiện nay, theo các thành viên Procitrus, Peru có khoảng 80.000 ha trồng cam quýt, trong đó quýt (khoảng 17.000 ha), cam chủ yếu để lấy nước (khoảng 30.000 ha), cam chua và chanh (khoảng 25.000 ha) và các loại bưởi khác. Procitrus có 148 thành viên trồng khoảng 9.000 ha quýt, chiếm 60% tổng diện tích trồng của Peru, chiếm 85% kim ngạch xuất khẩu quýt của nước này.
“Các thành viên chủ yếu ở miền Trung và miền Nam Peru, nhưng cũng có trồng trọt ở các vùng rừng rậm, mặc dù phần sản phẩm này chủ yếu được cung cấp cho thị trường nội địa. Hiệp hội không chỉ quan tâm đến việc thúc đẩy xuất khẩu và mở cửa thị trường mới, mà còn thúc đẩy cải tiến công nghệ và sản xuất giữa các thành viên, giới thiệu công nghệ và kiến thức bằng cách cung cấp nguyên liệu thô và dịch vụ tư vấn." Về vấn đề này, Procitrus nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… với giá ưu đãi từ các nơi như EU, Trung Quốc, Mỹ, v.v..
"Chúng tôi cũng tổ chức các chuyến tham quan học tập cho các thành viên của mình tới các nước sản xuất quýt như Maroc, Tây Ban Nha, Nam Phi và Mỹ... Khi các nhà xuất khẩu chung thể hiện sự quan tâm đến việc thâm nhập thị trường nước ngoài nào đó, hiệp hội sẽ làm việc với các cơ quan chính phủ liên quan và SENASA (Dịch vụ y tế nông nghiệp quốc gia) để thiết lập các mối liên hệ, nhằm mở các cuộc đàm phán với các thị trường mục tiêu.
Trên thực tế, chính Procitrus đã tạo điều kiện mở cửa thị trường cam quýt Peru sang Mỹ, Trung Quốc, gần đây nhất là Nhật Bản. Điều đáng ngạc nhiên là, Nhật Bản đã mở cửa cho quýt Satsuma vào. Đàm phán tiến hành theo các hạng mục thuế, chứ không nhất thiết phải theo loại cây trồng. Trong các loại cam quýt, tồn tại nhiều hạng mục thuế. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu đàm phán, để xuất khẩu quýt Nadorcott và Tango sang thị trường Nhật Bản”.
Hiện nay, theo các thành viên Procitrus, Peru có khoảng 80.000 ha trồng cam quýt, trong đó quýt (khoảng 17.000 ha), cam chủ yếu để lấy nước (khoảng 30.000 ha), cam chua và chanh (khoảng 25.000 ha) và các loại bưởi khác. Procitrus có 148 thành viên trồng khoảng 9.000 ha quýt, chiếm 60% tổng diện tích trồng của Peru, chiếm 85% kim ngạch xuất khẩu quýt của nước này. “Các thành viên chủ yếu ở miền Trung và miền Nam Peru, nhưng cũng có trồng trọt ở các vùng rừng rậm, mặc dù phần sản phẩm này chủ yếu được cung cấp cho thị trường nội địa. Hiệp hội không chỉ quan tâm đến việc thúc đẩy xuất khẩu và mở cửa thị trường mới, mà còn thúc đẩy cải tiến công nghệ và sản xuất giữa các thành viên, giới thiệu công nghệ và kiến thức bằng cách cung cấp nguyên liệu thô và dịch vụ tư vấn." Về vấn đề này, Procitrus nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… với giá ưu đãi từ các nơi như EU, Trung Quốc, Mỹ, v.v..
"Chúng tôi cũng tổ chức các chuyến tham quan học tập cho các thành viên của mình tới các nước sản xuất quýt như Maroc, Tây Ban Nha, Nam Phi và Mỹ... Khi các nhà xuất khẩu chung thể hiện sự quan tâm đến việc thâm nhập thị trường nước ngoài nào đó, hiệp hội sẽ làm việc với các cơ quan chính phủ liên quan và SENASA (Dịch vụ y tế nông nghiệp quốc gia) để thiết lập các mối liên hệ, nhằm mở các cuộc đàm phán với các thị trường mục tiêu.
Trên thực tế, chính Procitrus đã tạo điều kiện mở cửa thị trường cam quýt Peru sang Mỹ, Trung Quốc, gần đây nhất là Nhật Bản. Điều đáng ngạc nhiên là, Nhật Bản đã mở cửa cho quýt Satsuma vào. Đàm phán tiến hành theo các hạng mục thuế, chứ không nhất thiết phải theo loại cây trồng. Trong các loại cam quýt, tồn tại nhiều hạng mục thuế. Tuy nhiên, trong tương lai không xa, chúng tôi hy vọng sẽ bắt đầu đàm phán, để xuất khẩu quýt Nadorcott và Tango sang thị trường Nhật Bản”.
Procitrus không chỉ phục vụ các thành viên về mặt tiếp thị, mà còn đào tạo họ đưa ra thị trường những sản phẩm có kích thước, màu da và độ Brix (là thước đo chất rắn hòa tan trong chất lỏng và thường được sử dụng để đo hàm lượng đường hòa tan trong dung dịch nước. Một độ Brix là 1 gam sucrose trong 100 gam dung dịch và biểu thị độ mạnh của dung dịch theo phần trăm khối lượng) phù hợp theo nhu cầu của thị trường mục tiêu. "Khi chúng tôi bắt đầu xuất khẩu quýt Nadorcott, độ Brix nằm trong khoảng từ 9 đến 9,5 độ, một phần nguyên nhân do nhiệt độ ở Peru thường cao, nhưng giờ đây, nhờ kiến thức chúng tôi thu được từ các nước sản xuất khác và truyền lại cho các nhà sản xuất của mình, chúng tôi có thể cung cấp trái cây có độ Brix từ 10,5 đến 12, đây hiện nay là điều cần thiết để thành công trên thị trường quốc tế. Mặc dù ở Peru, rất khó để có được màu vỏ quýt phù hợp. Nhưng nhờ sự tư vấn và công nghệ của Procitrus, chúng tôi đã có thể đạt được các tiêu chuẩn chất lượng bên ngoài rất cao”, Alfonso Rizo-Patrón khẳng định.
Tận dụng cơ hội tiếp thị từ tháng 6 đến tháng 9, khi sản lượng quýt ở Bắc bán cầu kết thúc, Procitrus đã củng cố vị thế của mình tại thị trường Mỹ và châu Âu, với giống Nadorcott và Tango. "Tám năm trước, doanh số bán hàng của chúng tôi tại thị trường EU chỉ chiếm 10% thời gian tiếp thị của chúng tôi, nhưng bây giờ con số này đã tăng lên 30-35%. Trước đây, doanh số bán cam quýt ở Mỹ vào mùa đông gấp 5 lần so với mùa hè, hiện con số này đã giảm xuống còn 1,5. Sự thay đổi này trong hành vi của người tiêu dùng, chắc chắn đã mở ra triển vọng cho việc tiếp thị các giống hiện đại dễ bóc vỏ của chúng tôi, nhưng chắc chắn, chất lượng vượt trội của những giống này đã góp phần lớn vào sự thay đổi này. Hiện nay, các siêu thị ở Bắc bán cầu có thể lấp đầy kệ của họ với quýt Nadorcott và Tango được sản xuất tại địa phương từ tháng 12 đến tháng 6 và từ tháng 6 đến tháng 11 với sản phẩm từ Nam bán cầu. Peru bắt đầu bán Nadorcott trên thị trường vào tháng 6, tiếp theo là tháng 7 và tháng 8 lần lượt là thời gian ra thị trường các sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh từ Nam Phi và Chile lớn nhất của chúng tôi."
Mặc dù triển vọng bán hàng đầy hứa hẹn đối với các giống chất lượng cao dễ bóc vỏ, nhưng hiện tại không có dự án mở rộng lớn nào về diện tích trồng quýt ở Peru. “Đầu tư lớn tập trung ở phía bắc đất nước, trồng bơ và quả việt quất. Nhưng hiện tại, ở Arequipa miền nam Peru, đang có kế hoạch xây dựng một đường hầm xuyên núi, để dẫn nước từ hồ chứa ở sườn phía đông sang phía tây. Khí hậu ở đó tuy khô hơn nhiều so với sườn phía đông, nhưng lại rất lý tưởng cho việc sản xuất trái cây. Kế hoạch khoảng 40.000 ha vườn cây ăn trái ở độ cao 1.500 mét, chủ yếu trồng bơ và việt quất, nhưng khí hậu ở đây cũng rất thích hợp trồng quýt”, Alfonso Rizo-Patrón giải thích.
Đối với các loại cam quýt khác được trồng ở Peru, Alfonso nhận xét, phần lớn quýt được dùng làm nước ép, trong khi sản lượng bưởi không lớn và chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. "Sau đó, chúng tôi còn có cam chua, một sản phẩm được sử dụng rất phổ biến trong các nhà bếp của Peru. Việc trồng cam chua chủ yếu tập trung ở phía bắc đất nước, nơi có một số trang trại có diện tích 1.000 hoặc 1.500 ha. Xuất khẩu quan trọng nhất của cam quý khác là cam chua Tahití, diện tích trồng trọt đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây". Trong khi châu Âu vẫn là thị trường rất hấp dẫn đối với Peru, chủ yếu do vận chuyển chỉ mất 15 đến 22 ngày, thì thị trường Trung Quốc được xem là cơ hội mới rất lớn, vì một khi tuyến từ Cảng Chancay đến Tân Cảng Thượng Hải được mở, thời gian vận chuyển đường biển sẽ giảm xuống từ 35-40 ngày xuống đến 23-25 ngày.
“Cho đến nay, do thời gian vận chuyển dài, thị trường Viễn Đông vẫn chưa phải là lựa chọn hấp dẫn đối với chúng tôi, đặc biệt nếu cần thực hiện chế biến lạnh như trường hợp vận chuyển đi một số nước ở châu Á. Bởi nếu trái cây được bảo quản ở nhiệt độ dưới 0 trong 35 ngày, sẽ bị ảnh hưởng lớn. Đối với việc xuất khẩu Satsuma sang Nhật Bản, các vấn đề có thể xảy ra do xử lý lạnh đã giảm bớt, vì chúng tôi đã đàm phán với chính quyền Nhật Bản, để đặt nhiệt độ cao hơn bình thường hai độ. Hệ thống này yêu cầu thêm bảy ngày xử lý lạnh, nhưng hoàn toàn phù hợp với hành trình 23 ngày đến Nhật Bản. Chúng tôi cũng hy vọng rằng trong tương lai gần, chính phủ sẽ có thể đạt được thỏa thuận với Nhật Bản về xuất khẩu Nadorcott và Tango”. Alfonso kết luận.
Bích Ngọc (theo Freshplaza)