STNN - Đầu tháng 3/2023, sau các cuộc đàm phán kéo dài, gần 200 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đã đạt được thỏa thuận về văn bản cuối cùng của khung pháp lý bảo vệ đa dạng sinh học biển ở vùng hải phận quốc tế.
- Lòng trắng trứng – giải pháp tiềm năng để lọc sạch vi nhựa trong nước biển
- Tín hiệu vui từ nghề câu cá ngừ đại dương
Theo các báo cáo, mục tiêu của văn bản cuối cùng là chỉ định 30% diện tích đại dương vào các khu bảo tồn vào năm 2030, nhằm bảo vệ và phục hồi thiên nhiên biển.
Vào tối ngày 04/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ rằng, khuôn khổ pháp lý về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển, liên quan đến nhiều vấn đề về phát triển tài nguyên và quản lý môi trường biển, như phân phối tài nguyên di truyền hải dương, đánh giá tác động hoàn cảnh, khu bảo tồn hải dương vùng hải phận quốc tế…
Trong vài thập kỷ qua, đại dương đã hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng của thế giới. Những vùng biển này cung cấp môi trường sống cho các hệ sinh thái biển và vô số loài độc đáo, hỗ trợ nghề cá mà hàng tỷ người phụ thuộc vào và đóng vai trò là vùng đệm quan trọng chống lại khủng hoảng khí hậu. Nhưng các đại dương đang chịu áp lực ngày càng tăng từ các hoạt động của con người, bao gồm đánh bắt cá, vận chuyển, khai thác khoáng sản dưới biển sâu và chạy đua khai thác tài nguyên đại dương.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng làm trầm trọng thêm tình trạng dễ bị tổn thương của môi trường sinh thái biển. Nước ngày càng bị axit hóa đe dọa sinh vật biển. Theo báo cáo, ở vùng hải phận quốc tế chiếm gần 2/3 diện tích đại dương trên thế giới, hiện chỉ có 1,2% được bảo vệ và chỉ 0,8% được xác định là “được bảo vệ cao”.
Theo số liệu mới nhất của Liên minh bảo vệ tự nhiên Thế giới, trong bản đánh giá mới nhất về các loài sinh vật biển trên thế giới, gần 10% các loài sinh vật biển được phát hiện có nguy cơ tuyệt chủng.
Văn bản cuối cùng đạt được lần này, nhằm mục đích lấp đầy những khoảng trống trong các khu bảo tồn biển trên vùng hải phận quốc tế. Các nhà phân tích cho rằng, điều quan trọng là phải đáp ứng các cam kết đa dạng sinh học toàn cầu mà các quốc gia đã đưa ra tại Hội nghị lần thứ 15 của các Bên (COP15) đối với “Công ước Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học” ở Montreal vào tháng 12 năm ngoái.
Trước đó, từ ngày 03 - 09/2, tại Hội nghị quốc tế về các khu bảo tồn biển lần thứ V, tổ chức tại Vancouver Canada, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tăng tỷ lệ bảo vệ biển toàn cầu từ 8% lên 30% trong vòng 8 năm.
Tháng 12 năm ngoái, tại COP15 được tổ chức tại Montreal, hơn 190 quốc gia và khu vực thuộc "Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh - Montreal" được hội nghị thông qua, cam kết đến năm 2030 bảo vệ 30% diện tích đất được coi là quan trọng đối với đa dạng sinh học và các đại dương, đồng thời thống nhất về huy động nguồn lực, hợp tác khoa học kỹ thuật và các quyết định hỗ trợ thực hiện…
Hải Âu (theo Văn Hối)