Chiêm ngưỡng vẻ đẹp 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam
11:19 29/10/2021
Mục lục
Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú, đa dạng. Đến nay, Việt Nam đã có 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Với cảnh quan tươi đẹp, hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000. Đây cũng là khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học. Nơi đây gồm có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động,... Ngày 26/5/2009, khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... Ngày 29/5/2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An được UNESCO công nhận vào ngày 18/9/2007. Đây là khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 1,3 triệu ha. Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác. Ngày 29/6/2011, khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai được UNESCO công nhận khu dự trữ sinh quyển với tổng diện tích gần 970 nghìn ha. Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận ngày 2/12/2004. Đây là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển thuộc 3 tỉnh châu thổ sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình. Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới Langbiang có diện tích 275.439 ha nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi lưu giữ những giá trị tiêu biểu về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiện đa dạng hòa quyện với những nét văn hoá đặc sắc... Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải.
STNN - Các nhà khoa học tại Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chạch lửa, mở ra cơ hội nuôi trồng bền vững và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
STNN – Tỉnh Bình Phước khẩn trương triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương để bảo vệ môi trường bền vững.
STNN - Sáu cây cổ thụ có tuổi đời 250-800 năm tuổi ở VQG Phú Quốc mới được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đây là những cây đầu tiên của tỉnh Kiên Giang được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
STNN - Thị trường trà hữu cơ toàn cầu đang bùng nổ, dự báo đạt hơn 2,4 tỷ USD vào năm 2031. Không chỉ là một xu hướng, đây là ngành công nghiệp hứa hẹn mang lại giá trị kinh tế cao cho Việt Nam.
STNN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố mẫu biểu trưng (logo) tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
STNN - XK thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng tháng 3/2025, giá trị xuất khẩu đạt gần 889 triệu USD, tăng gần 20%, cho thấy đà tăng trưởng vẫn được duy trì dù có dấu hiệu chững lại so với hai tháng đầu năm.
STNN - Giá xuất khẩu hồ tiêu - “vàng đen” Việt Nam tăng 68% trong đầu năm 2025, với giá trị đạt 184,4 triệu USD. Giá bán cao giúp ngành hồ tiêu tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
STNN - Thông qua các buổi tuyên truyền , giúp ngư dân nâng cao nhận thức, hiểu rõ để từ đó tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trình khai thác, đánh bắt, đặc biệt là thực hiện tốt các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để chung tay cùng các cấp, các ngành, các lực lượng gỡ bỏ "thẻ vàng" của EC đối với ngành thủy sản của nước ta.
STNN - Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, với dân số hơn 1,4 tỷ người và nhu cầu tiêu thụ nông sản khổng lồ. Tuy nhiên, các chính sách nhập khẩu ngày càng siết chặt và sự cạnh tranh gia tăng đem lại không ít thách thức.
STNN - Đội QLTT số 6 tỉnh Lạng Sơn phối hợp với các cơ quan liên quan đã phát hiện hơn 2 tấn móng giò lợn (heo) và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ, đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.