STNN - Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,4 tỷ người sống ở các quốc gia đang phải chịu tình trạng khan hiếm nước trầm trọng, nhiều người trong số đó chủ yếu là những người nông dân.
Nước ngọt không phải là vô hạn
Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống trên Trái đất. Nước chiếm khoảng hơn 50% cơ thể người và phủ kín khoảng 71% bề mặt của Trái đất. Trên thực tế, chỉ có khoảng 2,5% nước là nước ngọt, phù hợp để sử dụng trong sinh hoạt, làm nông nghiệp và sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp. Nước là nguồn khoáng chất tự nhiên dồi dào, cung cấp khoáng chất có lợi cho con người; sản xuất và phát triển các ngành kinh tế; nuôi dưỡng thiên nhiên và là nền tảng cung cấp nguồn thực phẩm của chúng ta. Thật vậy, nông nghiệp chiếm 72% nguồn nước ngọt toàn cầu, nhưng giống như tất cả các nguồn tài nguyên tự nhiên khác, nước ngọt không phải là vô hạn.
Sự gia tăng dân số nhanh chóng, đô thị hóa, phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu đang đặt tài nguyên nước của hành tinh vào thế chịu áp lực ngày càng nặng nề. Đồng thời, nguồn nước ngọt tính trên mỗi đầu người đã giảm 20% trong những thập kỷ qua; tính sẵn có và chất lượng nước đang suy giảm nhanh chóng do cách sử dụng và quản lý kém diễn ra trong thời gian dài; khai thác nước dưới lòng đất quá mức, ô nhiễm môi trường, gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Con người đang đẩy nguồn tài nguyên quý giá này gần đến điểm không thể “đàn hồi”.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,4 tỷ người sống ở các quốc gia đang phải chịu tình trạng khan hiếm nước trầm trọng, nhiều người trong số đó chủ yếu là những người nông dân, họ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nước có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày; đặc biệt là phụ nữ, người dân bản địa, người di cư và người tị nạn; vì thế, sự cạnh tranh để giành nguồn tài nguyên vô giá này ngày càng gia tăng.
Khoảng 600 triệu người phụ thuộc (ít nhất là một phần) vào hệ thống thực phẩm khai thác từ môi trường nước, họ sinh sống bằng nghề khai thác thủy sản và đang phải chịu tác động của ô nhiễm, suy thoái hệ sinh thái nước do các phương pháp khai thác tiêu cực, không bền vững, làm biến đổi khí hậu.
Con người cần quản lý nước một cách “khôn ngoan”
Chúng ta cần bắt đầu từ việc nghiên cứu, sản xuất thêm các loại thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp thiết yếu khác ít sử dụng tới nước hơn; đồng thời, đảm bảo nước được phân bố đều tại các khắp các địa bàn; đảm bảo hệ thống thủy sản được bảo tồn và khai thác một cách an toàn; con người không có ai bị bỏ lại phía sau do tình trạng khan hiếm nước.
Chính phủ các nước cần thiết lập các chính sách dựa trên cơ sở khoa học, thu thập bằng chứng, tận dụng dữ liệu, sáng tạo; phối hợp các lĩnh vực khoa học để lập kế hoạch và quản lý nước tốt hơn; hỗ trợ và thúc đẩy các chính sách này bằng việc tăng đầu tư, lập pháp, công nghệ và phát triển năng lực đội ngũ nghiên cứu; đồng thời, khuyến khích nông dân và doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các giải pháp tích hợp để bảo vệ và sử dụng nước hiệu quả hơn.
Chúng ta có thể làm gì?
Chúng ta cần dừng việc suy nghĩ chủ quan rằng nước là vô hạn, mỗi người hãy bắt đầu cải thiện cách sử dụng nước trong cuộc sống hằng ngày. Tất cả những gì chúng ta ăn và cách cách chúng ta chế biến chúng đều ảnh hưởng đến nước. Hãy tạo sự khác biệt bằng cách chọn lựa nguồn thực phẩm từ địa phương, theo mùa và tươi ngon, không lãng phí; thậm chí là giảm lãng phí thực phẩm, tìm cách bảo quản, sử dụng lại thực phẩm một cách an toàn, góp phẩn ngăn chặn ô nhiễm nước.
Vân Quỳnh