STNN - Một đàn voọc gáy trắng quý hiếm với số lượng hàng chục con vừa được người dân phát hiện ở xã biên giới Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Đa dạng sinh học bị suy giảm do con người: Việt Nam trong top 3 châu Á
Trước đó, vào ngày 3/3, một số người dân ở thôn Long Sơn, (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) phát hiện một đàn voọc đen xuất hiện ở trên vách đá tại núi Chông, thuộc bản Khe Cát, xã Trường Sơn.
Theo nhận định của người dân bản địa, tại khu vực núi đá cao không có nước và lá cây nên đàn voọc này di chuyển xuống bờ suối cũng như nương rẫy của bà con để tìm nước uống và kiếm thức ăn.
Cũng theo người dân nơi đây thì nhờ công tác tuyên truyền từ các cơ quan chức năng, bà con ở đây đã hiểu và có ý thức bảo vệ, quản lý rất nghiêm ngặt.
Voọc đen gáy trắng là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Sau khi nắm được thông tin về sự xuất hiện của đàn voọc gáy trắng, lãnh đạo xã Trường Sơn đã thông báo cho cơ quan chức năng biết, đồng thời có phương án bảo vệ.
Được biết, voọc gáy trắng có tên khoa học là trachypithecushatinhensis, thuộc họ khỉ, bộ linh trưởng, loài động vật hoang dã được bảo vệ tại phụ lục II, Công ước CITES 2008; nằm trong nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP và trong danh mục loài nguy cấp, quý hiếm ưu tiên bảo vệ tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Voọc gáy trắng là loài quý hiếm có trong Sách Đỏ thế giới IUCN và Việt Nam đang ở mức nguy cấp. Đây là loài linh trưởng đặc hữu của vùng núi đá vôi Việt Nam.
Hoàng Nghĩa