Liên minh châu Âu sẽ không cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Đó là tuyên bố của ông Josep Borrell Cao uỷ EU về các vấn đề quốc tế và chính sách an ninh.
Ông đưa ra tuyên bố này sau khi Washington công bố những biện pháp trừng phạt mới chống Moskva, bao gồm cả lệnh cấm cung cấp năng lượng.
"Chúng tôi sẽ không cấm nhập khẩu năng lượng của Nga. Chúng tôi không theo gương Biden trong vấn đề này", - ông Borrell nói.
Theo lời ông, EU đang «liên tục» tìm kiếm các nguồn khí đốt thay thế, do EU tin rằng họ có «một đối tác không thể dựa vào». Ông cũng lưu ý rằng việc kết nạp Ukraina vào EU là có thể, nhưng sẽ không diễn ra ngay lập tức. Quan chức này nhấn mạnh, Ukraina không phải là mối đe dọa đối với Nga, trong khi EU “sẽ không đẩy Kiev vào cuộc chiến với Moskva".
Hoa Kỳ cấm nhập khẩu năng lượng của Nga
Tin Washington áp đặt lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga do Tổng thống Joe Biden công bố vào tối thứ Ba. Ông lưu ý rằng quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tình hình ở Ukraina và có sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà trong Quốc hội Mỹ.
Tổng thống Biden cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt như vậy sẽ dẫn đến việc tăng giá xăng dầu ở Hoa Kỳ. Hôm thứ Ba, giá nhiên liệu tại các trạm xăng ở Mỹ đạt mức cao nhất trong lịch sử, vượt quá 4,17 USD/gallon (3,785 lít). Trong bài phát biểu của mình, ông Biden kêu gọi các công ty không «thổi giá» và không lợi dụng tình hình này kiếm lợi riêng mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Trước đó, trong bài phát biểu trước người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Matxcơva không bao gồm việc chiếm đóng Ukraina, mục đích chỉ nhằm phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, đồng thời ông Putin nói thêm rằng toàn bộ trách nhiệm với cuộc đổ máu sẽ thuộc về lương tâm của chế độ Kiev. Người đứng đầu Nhà nước Nga gọi mục tiêu của chiến dịch là bảo vệ người dân của hai nước CHND Donetsk và CHND Lugansk, đã phải chịu đựng chế độ diệt chủng trong vòng suốt tám năm qua.
Đáp lại, các nước phương Tây bắt đầu đưa ra những biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Như ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết, các biện pháp trừng phạt của phương Tây rất nghiêm trọng, nhưng phía Nga cũng đã có sự chuẩn bị từ trước để đối phó. Ông Peskov nói thêm rằng cần phân tích và điều phối các bộ ngành để hoạch định biện pháp trả đũa mà vẫn đáp ứng lợi ích của LB Nga. Dưới áp lực rất lớn, các công ty phương Tây đã từ chối làm việc với Nga, nhưng Nga sẽ giải quyết mọi vấn đề mà những động thái của phương Tây tạo ra với nền kinh tế, - Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố.
Theo Sputnik