STNN - Việc gia tăng chi phí vận hành đường thủy, bảo trì và dịch vụ hàng hải do lạm phát toàn cầu tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng phí các tàu qua kênh đào Suez.
Tăng phí là điều tất yếu?
Osama Rabie, trong một tuyên bố, nói rằng: “Đối mặt với việc tăng không ngừng của giá năng lượng và giá cước vận tải, các biện pháp tăng giá của kênh đào là tất yếu và cần thiết". Tờ “Tin tức hàng hải” của Anh đưa tin, trong thời điểm chi phí nhiên liệu đang tăng cao, các nhà khai thác tàu đi qua kênh đào Suez đã tiết kiệm được chi phí nhiên liệu bởi lộ trình ngắn hơn, vì vậy việc tăng phí cầu tàu là hợp lý.
"Theo tình hình thị trường toàn cầu, mức phí của kênh đào Suez đã trong quá trình điều chỉnh động trong một thời gian dài. Việc tăng giá kênh Suez lên 10% từ năm 2023 là hợp lý". Triệu Quân chỉ ra rằng: dầu mỏ, kiều hối, kênh đào và du lịch là bốn trụ cột kinh tế lớn của Ai Cập.
Bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thu nhập từ năng lượng và kiều hối của Ai Cập đã bị sụt giảm đáng kể. Ngành du lịch cũng có những tín hiệu khởi sắc nhưng chưa thực sự đáng kể. Chỉ có kênh đào là nguồn thu nhập ổn định nhất của Ai Cập. Trước đây, để thúc đẩy du lịch, kênh đào Suez từng miễn phí cầu tàu du lịch nhưng hiện nay, Ai Cập đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ chính phủ nghiêm trọng và đang gặp khó khăn sâu sắc do thiếu hụt ngoại hối.
Trong những năm gần đây, đã xảy ra sự cố “tắc nghẽn” kênh đào Suez. Theo Reuters, vào ngày 31/8 năm nay, một tàu chở dầu đã mắc cạn trên một phần mở rộng kênh duy nhất ở phía nam Kênh đào Suez, dẫn đến việc lưu thông hàng hải trên kênh này bị đình trệ trong một thời gian ngắn.
"Số lượng tàu bè qua kênh đào Suez không ngừng tăng lên qua từng năm và cơ sở hạ tầng cần được cải thiện liên tục. Năm 2014, kênh đào Suez đã trải qua quá trình mở rộng quy mô lớn và đến nay chi phí vẫn chưa được thu hồi hết. Hiện tại, kênh đào Suez vẫn đang mở rộng và làm sâu, còn phải cần rất nhiều tiền để huy động" - Triệu Quân nói.
Phạm vi tác động hạn chế
Nguồn thu từ kênh đào sẽ là kênh hỗ trợ tài chính quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Ai Cập. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi mới đây tuyên bố, sẽ phân bổ nguồn vốn từ nguồn thu của kênh đào Suez để xây dựng ba cảng du thuyền nhằm hỗ trợ nền kinh tế quốc gia. Ông El-Sisi cho biết, nằm trong kế hoạch phát triển toàn diện của Ai Cập ở Địa Trung Hải và Biển Đỏ, việc xây dựng cảng sẽ tạo ra một số lượng lớn cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển của du lịch ở khu vực xung quanh.
“Sự tăng phí qua kênh đào Suez sẽ tác động thẳng tới các chủ thể tàu thương mại, có thể thúc đẩy thêm lạm phát toàn cầu, ảnh hưởng tới sự phục hồi của kinh tế thế giới” - Triệu Quân đánh giá. Ông còn chỉ ra rằng, sau khi kênh đào Suez tăng phí cầu đường, một số lượng nhỏ hàng hóa có thể được chuyển sang các phương thức vận chuyển khác như đường hàng không hay đường sắt. Tuy nhiên, do kênh đào Suez có giá trị kinh tế không thể thay thế đối với vận tải quốc tế, và vận tải biển quốc tế đang trong giai đoạn bùng nổ, việc tăng phí cầu đường đã hạn chế tác động đến mô hình vận tải của thương mại toàn cầu.
Gilbert Lagat, Giám đốc điều hành của Hội đồng chủ hàng Đông Phi cho biết, việc tăng "phí cầu đường" trên kênh đào Suez chủ yếu ảnh hưởng đến các thương nhân Đông Phi. Thương mại của Đông Phi với châu Âu và châu Á chủ yếu dựa vào kênh đào Suez, phí cầu đường tăng cao sẽ làm phức tạp thêm việc xuất nhập khẩu hàng hóa trong khu vực. Do suy xét về quy mô kinh tế, một số tàu có thể thay đổi lộ trình.
Chử Cường (TH)