STNN - Lương Tiểu Linh trở thành người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ lớn tuổi nhất trong lịch sử của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và thực hiện thành công khát vọng cho ra đời nhiều giống ngô mới, trồng trên khắp các vùng phía Nam và phía Bắc của Thiên Sơn, giúp người nông dân Trung Quốc có thể làm giàu bằng cách trồng ngô.
Vẽ sơ đồ cây phả hệ cho ngô với "giấc mơ trong trái tim và sức mạnh của đôi chân"
Lương Tiểu Linh bắt đầu học tiến sĩ vào năm 2014, khi cô 51 tuổi. Có người đã từng khuyên: "Ở tuổi này, đã có đủ bằng cấp, thành tích và danh tiếng rồi, tại sao cô lại chọn chịu đựng gian khổ như vậy?" Lương Tiểu Linh có lý do của riêng mình: "Cái tôi quan tâm không phải là danh tiếng hay tài sản. Tôi chỉ muốn tự mình tạo ra một bước đột phá trong nghề nghiệp."
Trước đây, thông thường khi thực hiện nhân giống các loại ngô, người nông dân chỉ cần ra đồng và thực hiện các thao tác với thước kẻ và thang đo. Thực tế là, hiện tại chúng ta đã bước vào kỷ nguyên của phương pháp nhân giống bằng phân tử, chính vì vậy, cách chọn lọc nhân giống truyền thống đã dần đi vào lối mòn và trở nên “lỗi thời”; nếu bản thân người nông dân không có sự cập nhật, học hỏi và tìm hiểu các công nghệ mới thì hệ thống sản xuất nhất định chỉ có thể đứng yên và không tạo ra được bất kỳ sự đột phá nào.
"Tôi là trưởng bộ môn và là người hướng dẫn chuyên nghiệp. Tôi cần có đủ kiến thức chuyên môn thì mới có thể dẫn dắt được sinh viên, đào tạo các bạn trẻ. Nếu tôi bị mắc kẹt trong kiến thức mới thì làm thế nào tôi có thể hướng dẫn người khác?”
Tiểu Linh theo học một cách rất có hệ thống, cô luôn cố gắng kết hợp giữa việc vừa nghe các bài giảng và vừa kiểm tra tài liệu gốc để tự học. Năm đó, khi Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và Học viện Khoa học Nông nghiệp Tân Cương kết hợp cùng nhau đào tạo và trao bằng tiến sĩ cho các nghiên cứu sinh, cô liền đăng ký mà không có chút do dự nào.
Theo cách hiểu của người dân, nhân giống thông thường tương tự như "đánh giá một con người thông qua vẻ ngoài của họ"- cụ thể là chọn lọc những giống ngô mang tính trạng tốt, như: "kích thước vừa phải, bắp to, năng suất cao, khả năng chống đổ, kháng bệnh và côn trùng... tốt" để làm vật liệu nhân giống; quá trình này đòi hỏi phải sàng lọc rất nhiều, song hiệu quả mà phương pháp này đem lại chỉ ở mức thấp và chu kỳ thì kéo dài. Ngược lại với cách làm ấy, phương pháp nhân giống phân tử là "từ ngoài vào trong" - sử dụng công nghệ sinh học phân tử để phân tích và sửa đổi bộ gen thực vật, để có được các giống cây trồng có chất lượng tốt hơn, tương đương với việc thêm một “đôi cánh” vào phương pháp nhân giống thông thường.
Ngay từ khi bắt đầu chương trình tiến sĩ, Lương Tiểu Linh đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng cho nhóm nghiên cứu của mình, đó là: sử dụng chip gen để quét các nguồn gen của mầm hiện có, làm rõ mối quan hệ di truyền, phân chia các nhóm dị hợp và thiết lập các mô hình nhân giống. Quá trình này "giống như vẽ sơ đồ ‘cây phả hệ’ cho ngô, từ đó có thể thấy rõ mối quan hệ di truyền giữa các vật liệu”.
Sau khi nắm vững "mật khẩu" của kho dữ liệu, bạn có thể tiến hành thiết kế và nhân giống. Cô Lương và nhóm đã tìm kiếm một bước đi mang tính đột phá: mật độ trồng hợp lý có thể cải thiện năng suất ngô, nhưng nếu mật độ tăng lên, độ thông thoáng trên cánh đồng sẽ giảm đi, độ ẩm và nhiệt độ tương đối cao, điều này rất dễ gây thối thân ngô và giảm khả năng chống đỡ của ngô. Nhóm nghiên cứu đã chú ý những đặc điểm này để giải quyết các vấn đề chính trong quá trình nghiên cứu. Một mặt, họ sử dụng các dấu hiệu phân tử kháng bệnh đã biết của bệnh thối thân để xác định các vật liệu hiện có và sàng lọc các vật liệu kháng bệnh; mặt khác, họ sử dụng cách chọn lọc thủ công để xác định và lai tạo các vật liệu thối thân cao và các vật liệu nhạy cảm với bệnh nhằm xây dựng một nhóm chuỗi thối thân cây ngô, khai quật các gen mới để kháng bệnh, và chọn và nhân giống bệnh thối thân.
Để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề, hàng ngày, Lương Tiểu Linh bận rộn đến mức cô chỉ có thể ngủ ba hoặc bốn giờ mỗi ngày. Điều kỳ lạ là: "Tôi không cảm thấy mệt mỏi chút nào. Tôi có niềm tin và có nguồn động lực lớn!”. Cô ấy luôn tin vào câu nói đó, và dường như có những giấc mơ trong trái tim và sức mạnh dưới đôi chân cô ấy.
Càng nóng, bạn càng phải ra ruộng: Ý chí bằng sắt “khoan” xuống đất mỗi ngày
Thật khó để nhân giống hiệu quả các loại cây có hạt, đặc biệt là cây ngô. Tháng Bảy và tháng Tám hằng năm là thời điểm nhiệt độ lên cao nhất trong năm, đồng thời nó cũng là giai đoạn quan trọng đối với quá trình thụ phấn của ngô, lựa chọn và nhân giống mới.
Hoa ngô đực và cái mang những đặc điểm khác nhau; trên cùng một cây, hoa đực ở trên ngọn và hoa cái ở thân. Quá trình thụ phấn của ngô được chia thành hai kiểu, kiểu tự thụ phấn và kiểu lai tạo. Với kiểu tự thụ phấn, hoa cái cần được che bằng một cái túi trước khi hoa đực bung phấn, điều này nhằm ngăn các phấn hoa đực khác rơi vào râu của hoa cái và trở thành giống lai. Quá trình này cần kéo dài khoảng 40 ngày. Đây là 40 ngày nóng nhất. Lương Tiểu Linh đưa nhóm của cô ấy xuống thực địa để hỗ trợ quá trình thụ phấn của ngô mỗi ngày, lần nào cũng giống như đi tắm hơi vậy! Đôi khi, họ bị phấn hoa rơi xuống mặt, xuống cổ đang ướt đẫm mồ hôi khiến họ bị dị ứng hoặc mẩn ngứa. Chưa kể, mặt ruộng ẩm ướt khiến chân mọi người đều phủ đầy bùn. Công việc này đòi hỏi mọi người phải đi bộ liên tục trên cánh đồng trong cái nóng, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vào thời điểm đó, cô là người phụ nữ duy nhất trong nhóm nghiên cứu. Cô muốn có một người cộng sự đồng hành, nhưng người ta đến và rồi lại rời đi, họ không thể kiên trì chịu cực như cô. Dường như, cô có ý chí bằng sắt , ý chí ấy “khoan” xuống đất mỗi ngày.
Ngoài việc thụ phấn cho ngô, việc quan sát các vật liệu và lập hồ sơ cũng rất cần thiết; thông tin vật liệu của hàng ngàn cây ngô trong lĩnh vực thử nghiệm cần được ghi lại. Bên cạnh việc thử nghiệm trên cánh đồng, họ cũng phải giúp những người nông dân giải quyết các vấn đề trong việc trồng ngô: "
So với miền bắc Tân Cương, miền nam Tân Cương còn nóng hơn, đặc biệt là ở Kashgar (Khách Thập) và Hotan (Hòa Điền), nơi có gió và cát rất mạnh. Vùng này, người ta hay đùa rằng, chỉ cần bạn bước xuống cánh đồng, khi trở ra, bạn sẽ là một "người bản địa". Lương Tiểu Linh nói: "Chúng tôi giống nông dân hơn cả người nông dân. Nông dân thăm đồng khi trời mát mẻ vào đầu ngày và buổi tối , nhưng chúng tôi thì ngược lại, càng nóng chúng tôi càng phải xuống đồng - bởi vì bạn phải quan sát sức nóng và khả năng chịu hạn của ngô. Chỉ bằng cách hiểu các đặc điểm của giống, chúng tôi mới có thể cung cấp cho người nông dân đúng giống cây họ cần và hướng dẫn họ chăm sóc, quản lý cánh đồng.
Tháng Sáu ở miền nam Tân Cương nền nhiệt cao khiến cho cây dễ bị bệnh, vì vậy, ngay khi cây con mới ra đời, cần phải phun thuốc, nếu không cây sẽ bị côn trùng phá hoại, bị gà lôi ăn… do vậy sản lượng sẽ bị giảm mạnh, do đó, cần kiên trì giải thích các biện pháp phòng ngừa nguy cơ và kiểm soát sâu bệnh ở ngô cho nông dân, nhắc nhở họ chú ý phun thuốc để bảo vệ cây con.
Năm đầu tiên, Lương Tiểu Linh đến cánh đồng để kiểm tra cây con. Cô rất vui khi thấy rằng ngô đang phát triển tốt. Nhưng, ngay khi cô trở về nơi ở của mình để nghỉ ngơi, thì nhận được một cuộc gọi khẩn cấp từ người nông dân: "Cô Lương, cánh đồng ngô đã bị đổ”. Cô nhanh chóng quay lại. Thì ra, có một cơn gió mạnh, và hàng loạt cây ngô bị gãy. Sau khi quan sát cẩn thận, cô thấy rằng thân cây ngô chứa đầy côn trùng - sâu đục, loài sinh vật có hại nhất đối với ngô, khiến thân cây bị đục rỗng.
Với bài học đau đớn này, Lương Tiểu Linh và nhóm của cô bắt tay vào năm thứ hai. Họ mời các chuyên gia bảo vệ thực vật trong nước đến miền nam Tân Cương và thành lập một cánh đồng trình diễn để hướng dẫn nông dân cách phòng ngừa và điều trị côn trùng tại chỗ. Chuyên gia nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại rằng, phải đảm bảo rằng thuốc được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và thời điểm; kết quả là năng suất ngô đã tăng lên ngay trong năm đó. Kể từ đó, người nông dân đã học được tầm quan trọng của việc phòng chống côn trùng. Trước đây, việc phun thuốc cho ngô rất tốn công sức và tiền bạc, nhưng bây giờ họ chỉ cần phun thuốc trực tiếp bằng máy bay không người lái. Lương Tiểu Linh nói: "Bạn phải ở tuyến đầu để làm điều này. Nếu bạn không thể tìm ra vấn đề, làm thế nào bạn có thể giải quyết nó?"
Lương Tiểu Linh dẫn đầu nhóm tung ra các giống ngô mới, để đi đầu trong an ninh lương thực
Chu kỳ nông nghiệp kéo dài, và thường mất vài năm hoặc thậm chí hơn mười năm cho một giống mới từ canh tác đến thị trường. Một số giống mới "chết trong hào quang" ngay khi chúng xuất hiện trên thị trường. Tại sao? Bởi vì cánh đồng thử nghiệm giống như một "nhà kính", với các phương tiện quản lý tốt nhất và điều kiện phát triển tốt nhất, nhưng các cánh đồng của nông dân thì khác nhau. Do đó, "làm ra giống mới đã rất khó nhưng quảng bá còn khó hơn", và đặc biệt các giống mới phải chịu được thời tiết khắc nghiệt, gió và mưa.
Tân Dư 29 (Xinyu 29) là một trong những giống ngô được trồng thành công bởi đội ngũ của Lương Tiểu Linh, hiệu suất thực địa rất xuất sắc, trưởng thành sớm, năng suất cao, ổn định và khả năng chống gãy rất tốt, nhưng năng suất hạt giống thấp đã trở thành một trở ngại cho việc phát triển giống. Cô và cộng sự tiếp tục giải quyết các vấn đề chính và phát triển một "phương pháp sản xuất hạt giống năng suất cao cho ngô trưởng thành sớm” không chỉ có thể giữ nguyên các đặc tính của giống lai mà còn cải thiện năng suất sản xuất hạt giống.
Phương pháp này đã đạt được bằng sáng chế phát minh quốc gia Trung Quốc. Với hạt giống mới, thị trường của Tân Dư 29 đã mở rộng nhanh chóng, với diện tích trồng cao nhất là hơn 2 triệu mẫu. Mật độ hợp lý là một trong những phương tiện hiệu quả để tăng sản lượng. Trong quá khứ, hơn 3.000 cây ngô được trồng trên mỗi mẫu ở miền nam Tân Cương, mật độ trồng của Tân Dư 29 đã tăng lên 6.000 cây, và năng suất trên mỗi mẫu cũng tăng từ hơn 300kg lên hơn 500kg. Năm 2009, Tân Dư 29 đã đạt được quyền sở hữu giống cây trồng quốc gia, trở thành giống sở hữu trí tuệ độc lập lớn nhất với diện tích trồng lớn nhất ở miền nam Tân Cương.
Liên tục tung ra các giống ngô mới, mỗi giống đều có những đặc điểm riêng
Tân Dư 54 (Xinyu 54) được sử dụng cho cả hai mục đích: ngũ cốc cho ngành thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Giống ngô này không chỉ cho năng suất hạt cao, mà năng suất phế phẩm sau thu hoạch còn được dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Giống Tân Dư 108 có năng suất cao, chín sớm và khô nhanh, phù hợp với việc thu hoạch bằng phương tiện cơ giới hóa trên quy mô lớn: "Ngô được thu hoạch như lúa mì, và hạt ngô khô được trả trực tiếp tại nhà kho, người nông dân rất thích điều này”.
Nhân giống là một quá trình lâu dài. Để đẩy nhanh quá trình nhân giống, Học viện Khoa học Nông nghiệp Tân Cương đã thành lập một cơ sở nhân giống ở Hải Nam. Mỗi mùa đông, Lương Tiểu Linh di chuyển ở Tân Cương và Hải Nam như những “con chim di cư”. Cô ấy không nhớ mình đã trải qua bao nhiêu “Lễ hội mùa xuân” trên những cánh đồng ngô ở Hải Nam.
Lương Tiểu Linh yêu nghề nghiệp của mình một cách sâu sắc và tự hào khi được tham gia vào lĩnh vực nhân giống ngô: "Ngô là cây lương thực lớn nhất thế giới, đóng vai trò to lớn trong phát triển kinh tế và giữ vai trò hàng đầu trong an ninh lương thực quốc gia”. Ngô có nhiều công dụng và có thể được sử dụng làm tinh bột, phụ gia, thuốc và các sản phẩm khác. Có hơn 3.000 sản phẩm được làm từ ngô. Trong số ba loại ngũ cốc chính là lúa mì, gạo và ngô, năng lực sản xuất ngô ở Trung Quốc vượt quá 40%. Lúa mì và gạo của Trung Quốc có thể tự cung tự cấp, nhưng chỉ ngô vẫn phải nhập khẩu. Do đó, chính sách quốc gia của đất nước này là "ổn định diện tích ngô, cải thiện năng suất ngô và đảm bảo an ninh lương thực."
Lương Tiểu Linh có một "giấc mơ ngô Thiên Sơn": các giống ngô mới có thể được trồng trên các vùng phía Bắc và phía Nam của Thiên Sơn, và trên khắp đất nước, để nông dân Trung Quốc có thể làm giàu bằng cách trồng ngô!
Vân Anh (lược dịch theo Phụ nữ Trung Quốc)