Nước Nga được gì khi các nước khác dùng đồng ruble nhiều hơn?

Tổng thống Nga Putin yêu cầu các nước “không thân thiện” phải dùng đồng Ruble khi mua khí đốt của Nga, nếu không dùng đồng Ruble để thanh toán, hợp đồng sẽ lập tức ngừng. Ông Putin còn lệnh cho Ngân hàng Trung ương nhanh chóng mở rộng hệ thống chi trả bên ngoài, lấy đồng Ruble để thanh toán, và rằng: Không có lý do gì để dùng đồng USD và Euro khi hàng hoá xuất khẩu sang Âu Mỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn: AA/TTXVN

Hành động này của Tổng thống Nga Putin sẽ khiến cho các quốc gia “không thân thiện” với Nga rơi vào sự không thuận tiện trong quy đổi ngoại hối, thúc đẩy họ nhanh chóng tìm nguồn cung năng lượng khác và cũng khiến cho việc “phi đô la hoá” nhanh hơn. Nga buộc các quốc gia “không thân thiện” dùng đồng Ruble, sẽ khiến họ chịu ít nhất ba sự ảnh hưởng.

Thứ nhất, sự không thuận tiện khi quy đổi ngoại tệ. Đồng Ruble của Nga tuy là đồng tiền quốc tế, nhưng lại không được dùng nhiều trong thanh toán. Khi các nước “không thân thiện” còn tiếp tục nhập khẩu, cần phải đổi một lượng ngoại tệ trên thị trường quốc tế, sẽ khiến thị trường có nhu cầu dùng đồng Ruble. Tuy không phổ biến như đồng USA, Euro, Bảng Anh, Yên Nhật…, nhưng cũng không quá khó khi đổi đồng Ruble, chỉ là không thuận tiện mà thôi.

Theo số liệu của hệ thống SWIFT, tiếp tục từ tháng 12/2016 đến nay, đồng Ruble với lượng thanh toán quốc tế chiếm 0,18%, đã bước vào danh sách 20 đồng ngoại tệ thông dụng trên toàn cầu. Tới năm 2020, lên vị trí thứ 17.

Thứ hai, tăng chi phí khi tìm các nhà cung cấp năng lượng khác. Quyết định của ông Putin tạm thời khiến cho các đối tác của Nga phải nhập khí đốt với giá cao hơn, nhiều nhất tăng 34%. EU có kế hoạch đến cuối năm nay, sẽ cắt giảm 2/3 nhu cầu khí thiên nhiên của Nga. Tương lai nếu sử dụng đồng Ruble trong giao dịch, họ sẽ phải nhanh chóng tìm các nước cung cấp khác, như Mỹ, Ai Cập, Qatar, Nigeria… sẽ phải tăng xuất khẩu hoặc đổi hàng cho EU, quá trình này sẽ gây ra tăng chi phí.

Thứ ba, tiến trình phi đô la Mỹ hoá nhanh hơn. Cùng với những quyết định của Nga, tình trạng đồng đô la Mỹ không dùng làm đồng tiền trong thanh toán quốc tế, không vào hệ thống SWIFT do Mỹ và Phương tây là chủ yếu, nhanh hơn. Kết quả là: các nước và bạn hàng của nhau sẽ dùng đồng nội tệ trong thanh toán, như Ấn Độ và Nga đang thương lượng. Sử dụng đồng tiền của một bên trong giao dịch hai phía, như Beralus tham gia SPFS của Nga. Quốc tế đứng trước sự tranh chấp của Nga và Mỹ, sẽ tìm đồng tiền chung khác.

Nước Nga sẽ có ít nhất bốn lợi thế:

Thứ nhất, nâng cao nhu cầu đồng Ruble trên thị trường quốc tế, có lợi cho tỉ giá quy đổi. Sự ổn định của tỉ giá đồng Ruble sẽ khiến thị trường quốc tế thêm lòng tin, và thị trường ngoại hối trong nước Nga giảm bớt sự nguy hiểm.

Thứ hai, giúp Nga nhanh chóng quyết định xây dựng hệ thống chi trả tiền hàng mới. Sau khi Nga bị loại khỏi SWIFT, Ấn Độ và Nga liền tiến hành cơ chế quy đổi ngoại tệ của nhau. Nếu thành công, Nga sẽ bớt sự khống chế của phương Tây. Nga cũng đang thương thảo với Trung Quốc, trong năm nay 2 nước sẽ tăng kim ngạch thương mại thêm 40%. Ba nước Đức, Pháp, Anh trước đó đã từng công khai, ủng hộ “Kế hoạch hành động liên hợp toàn diện”. Họ cùng nhau lập ra “Công cụ ủng hộ thương mại lẫn nhau” gọi tắt là INSTEX với Cơ chế thanh toán thương mại của Iran, để tránh sự khống chế của Mỹ. Do đó, dự tính sẽ có một số quốc gia, để tránh sự áp đặt của Âu Mỹ với Nga, cũng sẽ cùng Nga lập ra hệ thống thanh toán mới.

Thứ ba, có lợi cho Nga trong các khoản thanh toán nợ quốc tế. Tới trước cuối năm nay, lãi phải trả và trái phiếu quốc tế đến kỳ hạn đã hơn 4,5 tỉ USA. Nếu thị trường quốc tế có nhu cầu đối với đồng Ruble, vậy thì Chính phủ Nga sẽ bán Ruble, đổi lấy USA, Euro… để trả trái phiếu quốc tế, tránh tình trạng sai kỳ hạn. Tương lai có thể tiếp tục thông qua thị trường quốc tế mua bán ngoại tệ, mà không bị phong toả hoàn toàn.

Thứ tư, củng cố cơ sở lòng tin với thị trường cổ phiếu của Nga. Tỉ giá đồng Ruble ổn định, nhu cầu đồng Ruble của thị trường quốc tế tăng, sẽ nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế với thị trường cổ phiếu Nga.

Chử Cường (TH)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây