STNN - Loài ong mới thuộc chi Habrophorula - một chi hiếm gặp chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam.
- Tại sao động vật có kích thước nhỏ đi theo thời gian?
- Vườn Quốc gia Bạch Mã liên tục phát hiện các loài động vật hoang dã quý hiếm
Trong chuyến đi thực địa tại Vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén (Cao Bằng), các nhà khoa học đã phát hiện một con ong nhỏ đang bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Tờ Miami Herald cho biết, con ong này có màu vàng cam, với những chùm lông nhỏ chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Nó thuộc một chi ong quý hiếm - Habrophorula. Chi Habrophorula thuộc nhóm Elaphropoda nhỏ của phân họ Anthophorinae
Các nhà khoa học đặt tên cho loài mới là Habrophorula belladeceptri.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí ZooKeys vào ngày 18/4, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, TS. Trần Thị Ngát (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam), GS. Michael S. Engel (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ) nhận thấy loài Habrophorula belladeceptri có bề ngoài rất dễ nhầm lẫn với loài Habrophorula nigripes từng được ghi nhận tại Trung Quốc. Tuy nhiên, loài mới có những khác biệt với các loài khác cùng chi qua bộ phận sinh dục đực, màu sắc của các đốt bụng và lông.
Những con ong chỉ dài khoảng 1 cm, gần bằng chiều dài của một chiếc ghim. Theo nghiên cứu, chúng có đầu rộng, hàm dưới dày với ba chiếc răng.