Tiềm năng to lớn ẩn giấu đằng sau vẻ ngoài nhỏ bé của rau mầm

STNN – Mầm bông cải xanh được phát hiện có chứa lượng polysulfide cao gấp 7 lần so với bông cải xanh trưởng thành. Một nghiên cứu của nhóm tác giả từ Đại học Osaka Metropolitan đã chỉ ra rằng trong rau mầm có một chất chống ung thư và oxy hóa mạnh nhưng chưa được biết đến.

Một nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng polysulfide có nhiều trong mầm bông cải xanh. Họ phát hiện ra rằng lượng polysulfide tăng lên đáng kể trong quá trình sinh trưởng, gấp khoảng 20 lần trong hạt vào ngày thứ năm của quá trình nảy mầm. Hơn nữa, một phân tích toàn diện về polysulfide đã phát hiện một số polysulfide có cấu trúc chưa được xác định. Việc xác định các polysulfide chưa biết này và phân tích chi tiết về hoạt động dược lý của chúng được kỳ vọng sẽ cho phép phát triển các chiến lược điều trị và phòng ngừa mới cũng như các loại thuốc điều trị ung thư, bệnh thoái hóa thần kinh, đột quỵ, viêm và một số bệnh khác.

Khi chúng ta còn bé, cha mẹ thường nói: “Hãy ăn rau xanh, chúng tốt cho con” (hoặc những câu tương tự để nhắc nhở chúng ta nên ăn rau xanh). Thì họ đúng đấy! Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn nhiều rau họ cải như bông cải xanh, một trong những loại rau được tiêu thụ rộng rãi, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và ung thư, nhờ các hợp chất hữu cơ lưu huỳnh của chúng, chẳng hạn như glucosinolates và isothiocyanates. Các chất này thể hiện một loạt các hoạt động sinh học bao gồm hoạt động chống oxy hóa. Tuy nhiên, hiện đang có rất ít nghiên cứu tập trung vào hàm lượng polysulfide nội sinh trong mầm bông cải xanh.

Một nhóm nghiên cứu do Trợ lý Giáo sư Shingo Kasamatsu và Giáo sư Hideshi Ihara của Trường Khoa học sau đại học tại Đại học Thủ đô Osaka dẫn đầu, đã điều tra lượng polysulfide trong mầm bông cải xanh trong quá trình nảy mầm và phát triển của chúng.

Dựa trên công trình trước đây của họ, nhóm nghiên cứu đã chứng minh sự “giàu có” của các phân tử polysulfide trong các loại rau họ cải. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng tổng hàm lượng polysulfide trong mầm bông cải xanh tăng đáng kể trong quá trình nảy mầm và sinh trưởng, với lượng polysulfide tăng khoảng 20 lần vào ngày thứ năm của quá trình nảy mầm. Hơn nữa, họ còn phát hiện ra một số polysulfide chưa biết có cấu trúc phân tử chưa xác định.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, việc có sự tồn tại phong phú của polysulfide trong mầm bông cải xanh có thể đóng góp vào những thuộc tính tốt cho sức khỏe mà đã được biết đến của cây này. Tiến sĩ Kasamatsu cho biết: “Việc phát hiện ra sự gia tăng đáng kể hàm lượng polysulfide trong quá trình nảy mầm từ hạt bông cải xanh là hoàn toàn tình cờ và rất đáng ngạc nhiên. Phát hiện này cho thấy polysulfide có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình nảy mầm và phát triển của thực vật. Hơn nữa, việc nghiên cứu chức năng dược lý của các polysulfide chưa được biết đến này có thể dẫn đến sự phát triển các phương pháp điều trị và phòng ngừa mới cũng như các loại thuốc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, đột quỵ, ung thư, viêm và các bệnh liên quan đến stress oxy hóa khác.”

H.T (TH từ ScienceDaily)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây