05STNN - Nghiên cứu mới của cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đã đưa ra những phát hiện quan trọng về tổng lượng đồng tiêu thụ trong chế độ ăn uống của cộng đồng châu Âu và ảnh hưởng đối với sức khỏe. Nếu tổng lượng tiêu thụ dưới mức an toàn, người tiêu thụ không phải đối mặt với rủi ro độc hại do đồng theo các tiêu chí và đánh giá được đưa ra bởi EFSA.
Đồng và vai trò quan trọng trong dinh dưỡng
Đồng được xem là một vi khoáng chất cần thiết cho các sinh vật, bao gồm con người. Nó tham gia vào nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể, và sự thiếu hụt hoặc thừa lượng đồng đều có thể gây ra vấn đề sức khỏe. Đồng có mặt trong nhiều loại thực phẩm và cũng xâm nhập vào chuỗi thức ăn thông qua việc con người sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ và thông thường, thức ăn và thức ăn bổ sung.
Nghiên cứu của EFSA cho thấy rằng, giữ lại lượng đồng quá mức trong cơ thể, đặc biệt là tác động đối với gan, có thể gây nguy cơ độc hại. Tuy nhiên, EFSA đã xác định rằng không có sự giữ lại đồng nếu lượng tiêu thụ không vượt quá 5 mg mỗi ngày, và đã thiết lập một mức chấp nhận được (mức an toàn) là 0,07 miligam trên mỗi kilôgam trọng lượng cơ thể đối với người lớn. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiếp tục xác định mức an toàn cho các nhóm tuổi khác nhau.
Tích hợp đánh giá tổng thể
Lần đầu tiên với chất này, các chuyên gia đã ước tính việc tiếp xúc với đồng từ tất cả các nguồn ăn và không ăn. Kết quả cho thấy mức độ tự nhiên của đồng trong thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm cũng như từ việc sử dụng các dụng cụ và ống đồng (có thể bao gồm các đồ dùng gia đình như nồi, chảo, ấm pha cà phê, đồ dùng nhà bếp, và các vật dụng khác mà được làm từ đồng, hoặc ống đồng sử dụng trong hệ thống cấp nước và hệ thống ống dẫn khác – ND) có đóng góp đáng kể vào lượng tiêu thụ. Đồng thụ động từ thuốc trừ sâu, chất phụ gia thức ăn và thức ăn, hoặc phân bón được xem là không đáng kể.
Thức ăn cho trẻ sơ sinh và thức ăn tiếp theo (thường sẽ bao gồm các thực phẩm như bún, cơm, rau củ, và thực phẩm giàu chất béo để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ khi chuyển từ uống sữa sang chế độ ăn uống đa dạng hơn) đóng góp quan trọng vào lượng tiêu thụ đồng ở trẻ nhỏ. Hiện chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy rủi ro hoặc tác động độc hại đối với sức khỏe của trẻ em từ việc tiếp xúc với lượng đồng trong thức ăn, đồ dùng hàng ngày, hoặc các nguồn khác do nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cho sự phát triển. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về vai trò của đồng trong dinh dưỡng và đối với sức khỏe con người đồng thời thiết lập lượng tiêu thụ chấp nhận được cho các nhóm tuổi thấp hơn ở các nghiên cứu tiếp theo.
H.G (theo EFSA)