Trung Quốc tăng cường nghiên cứu phát triển hạt giống để đảm bảo an ninh lương thực

STNN - Ngày 5/7, phóng viên Hinada Yusuke của tờ Nihon Keizai Shimbun (Tin tức kinh tế Nhật Bản) đưa tin từ Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) với tiêu đề: “Trung Quốc nỗ lực thực hiện tự cung tự cấp lương thực”.

Ảnh minh họa

Bài báo viết, các tập đoàn hạt giống hàng đầu của Trung Quốc đang nỗ lực nâng cao hiệu suất tự cung tự cấp về lương thực. Tiên phong là Tập đoàn Tiên Chính Đạt (Syngenta), họ đang chuẩn bị thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển hàng đầu thế giới tại Trung Quốc, khởi công xây dựng kho nguồn giống cho toàn cầu.

Syngenta đang lên kế hoạch gần, phát hành cổ phiếu để thu hút về 65 tỉ nhân dân tệ, với mục tiêu nắm vững kỹ thuật tạo giống. Trung Quốc vẫn đang dựa vào nhập khẩu hạt giống, có cảm giác không an toàn về lương thực. Syngenta hy vọng có thể mua được kỹ thuật làm giống, nhưng Âu Mỹ có khả năng sẽ phản đối, do lo ngại sức ảnh hưởng toàn cầu của các doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng tăng lên. Chính quyền địa phương đang trồng thí nghiệm giống lúa “Gạo Simiao” (mỹ danh là “vua” trong các loại gạo của Trung Quốc).

Vào trung tuần tháng 6, Bloomberg từng đưa tin, Syngenta đang dự tính trong năm nay sẽ nộp hồ sơ lên Hội đồng khoa học và công nghệ của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tháng 6/2021 Syngenta nộp đơn IPO, tháng 3/2022 chỉnh sửa tài liệu liên quan. Giới cổ phiếu cho rằng, cổ phiếu Syngenta sắp lên sàn. Lần thu hút lượng vốn 65 tỉ tệ này, sẽ là lần IPO quy mô lớn nhất từ trước đến nay của ban sáng tạo khoa học kỹ thuật.

Sản lượng đậu tương và lúa mì của Trung Quốc không thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, vì vậy đất nước này phải nhập khẩu lượng lớn từ Braxin, Mỹ, Canada… Nhập lượng lớn ngô từ Ukraina, các loại hạt giống từ những nước như Mỹ, Nhật. Theo thống kê năm 2019, bình quân một người Trung Quốc canh tác 941m2. Diện tích đất nước Trung Quốc gấp 25 lần lãnh thổ Nhật Bản, nhưng bình quân diện tích canh tác đất của mỗi người chỉ gấp 3 lần Nhật Bản.

Syngenda được thành lập vào năm 2000, là một trong những tập đoàn mạnh nhất toàn cầu về khoa học kỹ thuật nông nghiệp, có giao dịch trên sàn chứng khoán của Thụy Sĩ, Luân Đôn, New York và Stockholm. Năm 2017, Tổng Công ty Hóa chất quốc gia Trung Quốc ChemChina đã mua lại Syngenda.   


Lê Thúy (TH)