Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo với giải pháp phát triển mới cho hệ sinh thái nông nghiệp

STNN – Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, trí tuệ nhân tạo (AI) được xem là một trong những công nghệ cốt lõi trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Nhiều số liệu ghi nhận sự phát triển, hoàn thiện và tác động của AI trong mọi mặt của đời sống xã hội như kinh tế, xã hội, công nghiệp, nông nghiệp...

Lộ trình phát triển nông nghiệp kỹ thuật số của Pháp: 7 lĩnh vực trọng điểm
Hình minh họa - Nguồn: Internet

Bước tiến trong công nghệ

Hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo, hay còn được gọi là “hệ sinh thái thông minh” hoặc “mô hình sinh thái trí tuệ”, là một khái niệm nhằm chỉ sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và các yếu tố sinh thái, xã hội, kinh tế mà AI tương tác và hoạt động trong đó. Có thể coi đây là một mô hình tư duy mở rộng khái niệm trí tuệ nhân tạo ra khỏi các ứng dụng cá nhân hoặc cụ thể để xem xét cách AI tương tác và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái của nó.

Hệ sinh thái trí tuệ bao gồm nhiều yếu tố như:

Công nghệ AI và robot học: Đây là phần cốt lõi của hệ sinh thái trí tuệ, bao gồm các hệ thống AI, robot và các công nghệ liên quan.

Con người: Đây là những người sử dụng và tương tác với công nghệ AI. Họ có thể là người tiêu dùng, nhà phát triển, hoặc các bên liên quan khác.

Xã hội và đạo đức: Hệ sinh thái trí tuệ đặt ra các câu hỏi về đạo đức và xã hội liên quan đến việc triển khai công nghệ AI.

Luật pháp và quy định: Các quy định và luật lệ quy định việc sử dụng công nghệ AI trong xã hội.

Kinh tế và thị trường: Công nghệ AI có thể thay đổi cách kinh tế và thị trường hoạt động. Hệ sinh thái trí tuệ phải cân nhắc các tác động này.

An ninh và riêng tư: Bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân là một phần quan trọng của hệ sinh thái trí tuệ.

Mục tiêu của mô hình hệ sinh thái này là nhằm tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách bền vững và có lợi cho con người, xã hội và môi trường, một điều đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bên liên quan.

Cung cấp giải pháp phát triển mới cho hệ sinh thái nông nghiệp

giải pháp nông nghiệp thông minh (VNPT Smart Agri)
Giải pháp nông nghiệp thông minh Smart Agri - Nguồn: Internet

AI đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp công cụ và giải pháp để tối ưu hóa nông nghiệp và hệ sinh thái nông nghiệp. Nó có khả năng phân tích dữ liệu phức tạp, giúp nông dân và nhà quản lý hệ sinh thái đưa ra quyết định thông minh dựa trên dữ liệu và tạo ra các biện pháp bền vững hơn cho tương lai.

Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo vào hệ sinh thái nông nghiệp có thể kể tới như các phần mềm nông nghiệp thông minh để tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, bao gồm các chức năng như dự đoán thời tiết, quản lý tưới tiêu, theo dõi tình trạng cây trồng, hay quản lý trang trại thông qua IoT, dự báo sản lượng nông sản, giám sát và quản lý dịch bệnh,…

Với tầm nhìn nhận định trí tuệ nhân tạo là công nghệ chủ chốt của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lĩnh vực này đã nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà nước. Nhiều sản phẩm, ứng dụng dựa trên công nghệ AI ra đời thu hút sự quan tâm của đông đảo cộng đồng, một ví dụ điển hình là các phần mềm hỗ trợ cho nông nghiệp như SmartAgri hay Farmext, Mpigs. Các phần mềm này giúp các cơ sở nông nghiệp, chăn nuôi tôm cá từ xa qua việc hỗ trợ quản lý, giúp người dùng theo dõi các chỉ số môi trường của sản phẩm được cập nhật liên tục, hỗ trợ lập kế hoạch điều chỉnh, thậm chí là tính toán chi phí doanh thu cho người dùng.

Trên thế giới, nhiều báo cáo mà tiêu biểu là thông cáo báo chí của Viện Nghiên cứu Hệ sinh thái Cary đã chỉ ra những tiềm năng nổi trội của trí tuệ nhân tạo trong việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực sinh thái, như phân tích và hợp lý hóa các mặt trong vấn đề để đảm bảo sự nhận biết toàn diện nguồn. Một hệ thống ứng dụng trí tuệ thông minh gần đây được phát triển dựa trên nguyên tắc này là hệ thống giám sát tự động hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo AI của Manuel Gonzalez Rivero và các cộng sự vào năm 2020 được dùng để bảo tồn hệ sinh thái biển.

Một số phần mềm hỗ nông nghiệp sử dụng AI khác có thể kể đến như ứng dụng Tumaini (ứng dụng điện thoại thông minh cho phép nông dân trồng chuối giải quyết 90% các bệnh và sâu bệnh chính), Melisa (chatbot ước tính năng suất ngô và lúa mì của nông dân Colombia) hay Artemis (hệ thống công nghệ thị giác máy tính cho phép các nhà nhân giống cây trồng phát triển các giống cây trồng thích nghi với khí hậu tại địa phương),…

Những cơ hội – rủi ro tất yếu và quy tắc để sử dụng AI đáng tin cậy hơn

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp mang lại nhiều cơ hội cải thiện hiệu suất và quản lý tài nguyên hiệu quả, song đồng thời vẫn tồn tại nhiều thách thức và rủi ro nhất định.

Dữ liệu không chính xác hoặc thiếu dữ liệu: AI yêu cầu một lượng lớn dữ liệu để hoạt động hiệu quả. Nếu dữ liệu không chính xác hoặc không đủ, kết quả của hệ thống AI có thể sai lệch.

Khả năng thất bại của hệ thống AI: Hệ thống AI không phải lúc nào cũng hoàn hảo và có thể gặp sự cố. Điều này có thể dẫn đến quyết định sai lầm hoặc thiệt hại cho nông dân.

Phụ thuộc vào công nghệ và hạ tầng: Sử dụng AI đòi hỏi cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp. Nếu không có sự đầu tư đúng đắn, sự phụ thuộc vào công nghệ có thể tạo ra thách thức.

Tính bảo mật và quyền riêng tư: Dữ liệu nông nghiệp có giá trị lớn, việc lưu trữ và xử lý dữ liệu này bằng AI đòi hỏi quản lý bảo mật và quyền riêng tư mạnh mẽ để tránh rủi ro về sự xâm nhập hoặc lạm dụng dữ liệu.

Hiểu biết và nhận thức: Nông dân và người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cần hiểu cách sử dụng AI. Không hiểu biết đầy đủ về cách hệ thống AI hoạt động có thể dẫn đến sự sử dụng không hiệu quả hoặc sai lầm.

Người viết xin đề cử một số quy tắc cốt yếu sau để giảm thiểu hết mức có thể khi sử dụng AI trong quá trình thử nghiệm, phát triển và ứng dụng thực tiễn.

Xác minh và làm sạch dữ liệu: Đảm bảo dữ liệu sử dụng cho hệ thống AI là chính xác, đáng tin cậy và đủ lớn để đảm bảo độ chính xác.

Kiểm tra và hiệu chỉnh thường xuyên: Theo dõi hiệu suất của hệ thống AI và hiệu chỉnh nó khi cần thiết để đảm bảo tính đáng tin cậy.

Đào tạo và giáo dục người sử dụng: Hướng dẫn, đào tạo cho người sử dụng để họ hiểu cách sử dụng AI một cách hiệu quả và an toàn.

Bảo mật và quản lý dữ liệu: Đảm bảo rằng dữ liệu nông nghiệp được lưu trữ và xử lý một cách an toàn, tuân theo các quy định về bảo mật và quyền riêng tư.

Dự phòng và sẵn sàng với sự cố: Có kế hoạch dự phòng và sẵn sàng để xử lý sự cố khi hệ thống AI gặp vấn đề.

Áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực nông nghiệp có khả năng thay đổi cách ngành này hoạt động. Dưới tác động và sự trợ giúp của các ứng dụng AI tiện ích, chắc chắn sẽ mang lại những bước tiến nhảy vọt trong ngành. Tuy nhiên, việc thực hiện cần lưu ý các quy tắc trên và luôn giữ vai trò quan trọng của con người trong quá trình quản lý để đảm bảo tính đáng tin cậy và an toàn của hệ thống.

Minh Huyền