STNN - Đã gần 6 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), ngành thủy sản nước ta vẫn chưa gỡ được cảnh báo này khiến việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến đời sống ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.
- Nhiều giải pháp nỗ lực gỡ “thẻ vàng” thủy sản
- Quảng Ngãi: Nhiều chuyển biến tích cực sau 180 ngày cao điểm chống khai thác IUU
Trong thời gian qua, đặc biệt sau khi đoàn thanh tra lần thứ 3 của EC (tháng 10/2022) đưa ra các khuyến nghị đối với cơ quan chức năng của nước ta nhằm sớm gỡ “thẻ vàng” trong khai thác thủy sản, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương ven biển nước ta đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để khắc phục các bất cập tồn tại mà các đoàn thanh tra của EC đã nêu ra.
Nhờ quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác phòng, chống IUU nhằm gỡ “thẻ vàng” tại 28 địa phương ven biển đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, như thực hiện kiểm soát 100% tàu cá vào cảng bốc dỡ sản phẩm; giám sát 100% sản lượng bốc dỡ qua cảng; thành lập lực lượng kiểm ngư địa phương.
Đến nay, việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đạt 97,65%. Số lượng tàu cá chưa lắp đặt thiết bị VMS đã được các địa phương lập danh sách để theo dõi, quản lý.
Từ năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng đã xử phạt hơn 4.000 vụ, tổng số tiền xử phạt khoảng 110 tỷ đồng. Việc cắt giảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác cũng được triển khai mạnh. Đã có 26/28 tỉnh, thành phố ven biển rà soát, kiểm kê tàu cá hiện có tại địa phương, xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng...
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho ngành thủy sản chưa gỡ được cảnh báo “thẻ vàng” là việc theo dõi, kiểm soát tàu cá còn bất cập. Công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước, đặc biệt là nhập khẩu còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của EC. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân của tình trạng nêu trên là do công tác thực thi pháp luật, xử lý, xử phạt các hành vi khai thác IUU tại một số địa phương còn yếu kém, thiếu trách nhiệm và chưa thống nhất, đồng bộ.
Từ năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng đã xử phạt hơn 4.000 vụ, tổng số tiền xử phạt khoảng 110 tỷ đồng. Việc cắt giảm số lượng tàu cá và cường lực khai thác cũng được triển khai mạnh. Đã có 26/28 tỉnh, thành phố ven biển rà soát, kiểm kê tàu cá hiện có tại địa phương, xác định hạn ngạch khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng... |
Chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU, yếu tố quan trọng nhất hiện nay là kiên quyết chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
Các cơ quan chức năng (lực lượng công an, bộ đội biên phòng, kiểm ngư, chính quyền địa phương...) cần gấp rút phối hợp trong tuyên truyền cho ngư dân, kiểm tra, rà soát tàu cá, đặc biệt xử phạt kịp thời và nghiêm khắc các trường hợp khai thác vùng biển nước ngoài bất hợp pháp, ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình và hành vi môi giới, móc nối đưa ngư dân đi khai thác bất hợp pháp.
Cùng đó, tăng cường kiểm tra, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp thu, mua sản phẩm thủy sản khai thác từ tàu cá khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiểm soát nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu.
Theo Nhân Dân