Khủng hoảng lương thực – “vũ khí” bá quyền của Mỹ

Từ thập niên 70 của thế kỉ trước Chính phủ Mỹ đã bắt đầu chính sách chế định, như: tăng trợ cấp cho nông nghiệp, cổ vũ nông dân bán giá thấp, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thừa ra nước ngoài, đẩy mạnh cạnh tranh giữa lương thực trong nước và quốc tế, khiến cho nước khác phải dựa vào lương thực của Mỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Ngày 08/4, Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc công bố báo cáo: từ tháng 3 tới nay, giá lương thực thế giới tăng mạnh. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn cảnh báo, cuộc xung đột Nga và Ukraina sẽ làm cho toàn cầu xảy ra “khủng hoảng lương thực chưa từng có”. Nước Mỹ đã in thêm tiền để cứu trợ cho nền kinh tế, dẫn đến lạm phát hàng hóa. Một vài quốc gia đã nhanh chóng cấm xuất khẩu lương thực. Gần 50% lượng lúa mì nhập khẩu của Ai Cập là từ Nga và Ukraina và khi xảy ra khủng hoảng, với áp lực tìm nguồn cung thay thế đã phải nhờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế cứu trợ.

Từ nắm chìa khóa “lương thực = vũ khí bá quyền”…

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Henry Alfred Kissinger từng nói: “Ai khống chế được dầu mỏ, thì có thể khống chế được tất cả các nước; ai khống chế được tiền tệ, thì khống chế được kinh tế toàn cầu và ai khống chế được lương thực, thì sẽ khống chế được nhân loại”.

Đối với người Mỹ mà nói, lương thực chính là một loại vũ khí. Lịch sử nước Mỹ đã từng nhiều lần sử dụng quyền khống chế đối với lương thực để củng cố vị trí bá quyền của mình. Để đạt được mục đích “bá quyền lương thực”, từ thập niên 70 của thế kỉ trước Chính phủ Mỹ đã bắt đầu chính sách chế định, như: tăng trợ cấp cho nông nghiệp, cổ vũ nông dân bán giá thấp, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp thừa ra nước ngoài, đẩy mạnh cạnh tranh giữa lương thực trong nước và quốc tế, khiến cho nước khác bắt đầu dựa vào lương thực của Mỹ, đánh đối thủ nông nghiệp nước khác.

Trước những năm 90 của thế kỷ 20, Mexico là quốc gia lấy nông nghiệp là chính. Tới năm 1992, ba nước Mỹ, Canada và Mexico ký Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Vì thế, nước Mỹ với nền nông nghiệp công nghệ hóa cao bắt đầu tiến hành “bao vây” nông dân Mexico. Ngô nhập khẩu từ Mỹ có giá thậm chí còn thấp hơn được trồng tại Mexico. Như công ty Monsanto Mỹ bắt đầu bán hạt giống ngô biến đổi gen, nắm trong tay quyền điều hành trồng ngô ở Mexico.

…đến khống chế giao dịch lương thực

Năm 1998, để củng cố vị trí “số một về lương thực”, Chính phủ Mỹ lại một lần nữa bắt tay cùng các công ty biến đổi gen với Monsanto đứng đầu, sản xuất các hạt giống biến đổi gen cao sản. Sau khi nghiên cứu xong, nhân Argentina khủng hoảng trái phiếu, Monsanto đưa các giống đậu biến đổi gen mới vào danh sách các giống đậu được trồng tại Argentina. Qua hình thức tặng miễn phí, giống biến đổi gen cao sản của Công ty Monsanto nhanh chóng “cuốn” sạch cả nền sản xuất nông nghiệp của Argentina và bắt đầu thu phí bản quyền cao ngất. Không những thế, do gen của hạt giống bị biến đổi, khiến Argentina đành phải trồng rộng rãi đậu tương biến đổi gen, dần mất đi năng lực tự cung lương thực. Tự do thương mại và xâm nhập hạt giống là hai loại vũ khí lớn để Mỹ phát động “chiến tranh lương thực”. Nước Mỹ nhân đó triển khai bố trí lợi ích khắp thế giới và đã khống chế được giao dịch lương thực của nhiều quốc gia xuất khẩu lương thực trên thế giới.

Chử Cường (TH)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây